4 vấn đề phụ nữ không mong xảy ra sau sinh

Thứ Tư, 12/08/2020 03:21 PM (GMT+7)

Sau khi sinh con, ngoài việc chăm sóc bé, bạn cũng cần chăm sóc chính bản thân mình, nghỉ ngơi nhiều để tránh bị stress

sau-sinh-con

Tâm trạng xấu

Chịu quá nhiều áp lực khi mang thai và sinh con có thể để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí bạn. Trong những ngày đầu sau khi sinh con, tâm trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn những gì đã hình dung trước đó. Bạn có thể khóc hạnh phúc khi ngắm con yêu xinh xắn của mình, nhưng cũng có nhiều lần khóc vì tủi thân hay vì những cơn đau còn âm ỉ. Làm quen với vai trò mới không hề dễ dàng gì, bạn lo lắng đủ thứ, từ chuyện con có bú đủ không đến chuyện con đi tè mỗi ngày mấy lần. Đây chính là nguyên nhân khiế bạn khó mà duy trì được tâm trạng phơi phới, vui tươi.

Giải quyết tình trạng này như thế nào? Trước hết, hãy tin tưởng vào bản thân rằng bạn là một người mẹ tuyệt vời. Chia sẻ với ông xã rằng bạn đang cảm thấy ra sao và mong chờ gì ở anh ấy. Có những điều tốt hơn là nên nói ra bạn nhé, đừng ấp ủ, chịu đựng trong lòng. Bạn vừa làm nên một điều kỳ diệu và xứng đáng được yêu thương, trân trọng. Hãy nhờ anh ấy trông con để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Nên nhớ lúc này sữa mẹ là cực kỳ quan trọng với em bé nên bạn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có nguồn sữa dồi dào.

Thân nhiệt lúc lên lúc xuống

Đây là một hiện tượng mà rất nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Có thể bạn cảm thấy không khỏe nhưng bản thân cũng không biết tại sao là do sự thay đổi thân nhiệt cơ thể đột ngột của các bà mẹ vừa mới sinh con. Bạn có thể cảm thấy lạnh, mặc áo ấm vài phút sau đó lại nóng nực, cởi bỏ nó ngay. Điều này gây nên cảm giác xáo trộn và khó chịu, nhất là những người nhạy cảm.

Nguyên nhân lý giải là do khi mang thai, hormone của bạn đã thay đổi khá nhiều và giờ cũng đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng với tình trạng mới của cơ thể. Điều này gây ra việc nhiệt độ cơ thể tăng và giảm diễn ra nhanh chóng.

Đừng lo lắng. Tình trạng này sẽ sớm kết thúc chỉ trong 1 hay 2 tuần sau sinh. Bạn chỉ cần “lạnh mặc áo, nóng cởi ra” – nghĩa là lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của cơ thể mình mà thôi.

Sưng phù

Tình trạng sưng chân, mắt cá chân, tay, ngón tay hay mặt sau khi sinh con thường gặp ở phụ nữ sinh con có can thiệp hoặc phải truyền dịch. Dư lượng các chất đưa vào cơ thể có thể khiến một số nơi nói trên sưng lên. Một vài động tác vận động nhẹ nhàng như đi qua lại, nâng nhẹ tay chân có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Thân thể nặng nề

Thật chẳng vui chút nào khi thấy phần bụng vẫn to như cũ, cánh tay to vì lớp mỡ tích tụ, vòng 3 cũng không gọn gàng… Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn không thể lấy lại vóc dáng chỉ trong vài tháng sau sinh. Lúc này, điều quan trọng nhất là mẹ và bé được khỏe mạnh, bạn có nguồn sữa dồi dào để nuôi con. Đừng vội vắt kiệt sức trong những bài tập nặng nhé!

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....