5 dấu hiệu cơ thể có đang thiếu nội tiết tố giúp duy trì sắc đẹp

Chủ Nhật, 15/09/2019 07:32 PM (GMT+7)

Nếu thiếu hụt estrogen thì sẽ làm giảm sắc đẹp, gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sinh lý. Các bạn nữ nên chú ý 5 dấu hiệu sau để biết cơ thể có đang thiếu estrogen hay không.

noi-tiet-to

Estrogen là nội tiết tố giúp duy trì vẻ đẹp của phái nữ. Nếu thiếu hụt estrogen thì sẽ làm giảm sắc đẹp, gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sinh lý. Các bạn nữ nên chú ý 5 dấu hiệu sau để biết cơ thể có đang thiếu estrogen hay không.Phái nữ muốn duy trì một sức khỏe tốt, việc tiết ra các kích thích tố nữ – hormone estrogen đầy đủ là điều không thể thiếu. Đặc biệt, lượng estrogen tiết ra giúp cho chức năng buồng trứng hoạt động tốt.

Khi chức năng buồng trứng suy giảm cũng đồng nghĩa với việc estrogen sẽ giảm và từ đó còn kéo theo rất nhiều vấn đề khác về sức khỏe của phái nữ. Các dấu hiệu sau đây cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt estrogen và cần phải bổ sung ngay.

Da dẻ trở nên xấu, không căng mịn

 Khi estrogen trong cơ thể không đủ, dấu hiệu đầu tiên ta có thể nhận ra đó là da trở nên xấu hơn. Một khi thiếu hụt estrogen, da sẽ trở nên sần sùi, không căng mịn. Bên cạnh đó, nhiều lỗ chân lông lớn, nổi lên và có thể xuất hiện nếp nhăn. Điều này là biểu hiện của lão hóa sớm do lượng estrogen bài tiết không đủ.

Kinh nguyệt không đều

 Kỳ kinh nguyệt không đều, bất thường là một dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu estrogen. Trong kỳ kinh, ta có thể thấy biểu hiện rằng lượng kinh nguyệt ít đi, thậm chí chu kỳ kinh nguyệt bị rút ngắn hơn.

Xương đau nhức

Nếu trong thời gian ngắn, cơ thể luôn cảm thấy xương đau nhức, khó chịu, rất có thể do cơ thể không bài tiết đủ lượng estrogen cần thiết. Bởi vì, estrogen giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và hấp thụ canxi cho xương thêm vững chắc. Thiếu estrogen ảnh hưởng xấu đến xương, đau xương và rất dễ bị loãng xương.

Hay bị mất ngủ, khó ngủ

 Đây là một dấu hiệu cho thấy thiếu nội tiết tố của phái nữ. Biểu hiện là khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc và thậm chí là mất ngủ vào ban đêm.

Cơ thể luôn cảm thấy nóng và toát mồ hôi

Thiếu estrogen dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết. Vì vậy, nó còn gây ra sự giãn mạch máu dẫn đến nóng trong người, cảm thấy "bốc hỏa", đổ nhiều mồ hôi.

Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ? Top 4 thực phẩm hiệu quả

Estrogen thảo dược hay còn gọi là phytoestrogen, là các hợp chất có cấu trúc phân tử và tác dụng gần giống với estrogen của cơ thể, nhưng được chiết xuất từ nguồn gốc thực vật. Estrogen thảo dược chủ yếu được chia làm 3 dạng: isoflavone, lignan, costume, trong đó dạng isoflavone được xem là dễ hấp thu nhất và an toàn nhất cho cơ thể. Loại Lignan và costume thì ít được ứng dụng hơn do khả năng hấp thu hạn chế và tiềm ẩn ít nhiều nguy cơ mà khoa học chưa đánh giá được đầy đủ.

Top 4 thực phẩm giàu estrogen thảo dược nhất bao gồm:

01. Đậu nành (đậu tương)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong các loại thực vật, đậu nành được đánh giá là loại thực vật chứa hàm lượng estrogen thảo dược cao nhất. Trong đậu nành có chứa hoạt chất isoflavon (estrogen thảo dược) có cấu trúc phân tử gần giống estrogen của cơ thể nên có tác dụng bù đắp thiếu hụt estrogen cho cơ thể. Đặc biệt isoflavone có thể bổ sung estrogen khi thiếu và đào thải khi dư thừa không gây ứ đọng trong cơ thể. Cứ trong 100g đậu nành có chứa 103.920 mcg Estrogen thảo dược. Hoạt chất isoflavone này sẽ dồi dào nhất vào giai đoạn hạt đậu nành nảy mầm.

Ăn đậu nành giúp tăng nội tiết tố nữ tự nhiên

Đây chính là lý do vì sao trong bữa ăn hàng ngày của chị em, thường có mặt các chế phẩm của đậu nành như: bột mầm đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ....  Tuy nhiên, không phải chế phẩm nào từ đậu nành, mầm đậu nành cũng có hiệu quả cao trong việc bổ sung nội tiết tố nữ. Đậu phụ, sữa đậu nành, bột mầm đậu nành, giá mầm đậu nành đều là những dạng bào chế thô sơ, có hàm lượng isoflavone không cao, khó hấp thụ, chỉ nên coi như 1 liệu pháp dinh dưỡng mang tính chất bổ trợ thêm phần nào, còn khó có thể cung cấp đủ lượng estrogen cơ thể cần.

Vì vậy để có thể cải thiện nội tiết tố nữ hiệu quả, các nhà sản xuất đã tìm cách chiết xuất và cô đặc thành dạng tinh chất mầm đậu nành với hàm lượng isoflavone (estrogen thảo dược) cao hơn, dễ hấp thụ hơn được đóng dưới dạng viên nang dễ bảo quản và mang theo với giá thành cũng khá hợp lý. Đây cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyên dùng.

02. Hạt lanh

Hạt lanh chứa hàm lượng phytoestrogen cao, trong 100g hạt lanh có 379.380 mcg estrogen thảo dược. Tuy nhiên estrogen thảo dược có trong hạt lanh lại dưới dạng lignan khó hấp thụ hơn isoflavon trong đậu nành nên ít được ứng dụng hơn.

03. Mè

Hạt mè cũng có chứa một lượng nhỏ estrogen thảo dược. trong 100g hạt mè chứa 8008mcg estrogen thảo dược dưới dạng lignan.

Hạt mè chứa nội tiết tố nữ thảo dược dưới dạng Lignan

04. Tỏi

Tỏi cũng có chứa phytoestrogen cao hơn nhiều loại thực phẩm khác, trong 100g tỏi có 603,3mcg Phytoestrogen, loại isoflavone. Tuy nhiên, nếu mong muốn ăn tỏi để bổ sung đủ estrogen thảo dược cho cơ thể thì khá là khó, vì lượng estrogen trong tỏi chỉ bằng 1/172 lượng estrogen thảo dược có trong hạt đậu nành. Chưa kể để ăn được 100gr tỏi đã là không dễ dàng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....