Bà bầu có nên ăn na không?

Thứ Năm, 02/08/2018 12:00 AM (GMT+7)

Na là loại trái cây nhiệt đới có vị ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng. Ăn quả na có tác dụng chống nhiễm trùng răng nướu, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện sức khỏe da… Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn na không vẫn là thắc mắc của nhiều người?

Giá trị dinh dưỡng của quả na

Na hay mãng cầu ta, mãng cầu dai, sa kê, phan lệ chi là loại quả có nguồn gốc từ vùng châu Mỹ nhiệt đới. Tuy nhiên, ngày nay na được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo Đông y, quả na có vị ngọt, tính ấm,hạ khí tiêu viêm. Quả na xanh có tác dụng làm săn da, tiêu sưng, chữa mụn nhọt, viêm vú. Hạt na có vị đắng, tính độc, thanh can. Khi sử dụng có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn, diệt côn trùng… Kể cả quả na điếc cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, na là loại cây giàu dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của na chủ yếu là: 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và nhiều vitamin, khoáng chất khác.

Đặc biệt, trong quả na có chứa rất nhiều vitamin C, vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe. Đây chính là lý do mà na được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong na có chứa nhiều vitamin C có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh, nâng cao sức đề kháng cho sức khỏe. Nên cho trẻ con và người già ăn na.

Các nghiên cứu chỉ ra, trong na có chứa nguồn chất xơ dồi dào, rất có lợi cho việc tiêu hóa, chống táo bón. Hơn nữa, chất xơ còn đảm nhiệm chức năng năng ngừa sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Điều này giúp giảm sự cản trở và hình thành các tế bào ung thư, phòng ngừa ung thư ruột kết.

Nếu ăn na đều đặn còn tốt cho mắt, bởi trong na có chứa nhiều vitamin A. Các nghiên cứu chứng minh, vitamin vitamin B2 được hấp thu từ nguồn dinh dưỡng quả na cũng rất tốt cho mắt. Khi nó đi vào cơ thể có tác dụng chống lại sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa các vấn đề về mắt.

Bà bầu có nên ăn na không?

Na là loại trái cây bổ dưỡng có thể dùng cho phụ nữ trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu chỉ ra, bà bầu ăn na có một số tác dụng sau:

- Tránh được tình trạng táo bón thai kỳ: bởi trong na có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào có  khả năng giúp hoạt động tiêu hóa trơn tru và hiệu quả hơn. Mặt khác, hàm lượng chất xơ trong na còn giúp làm giảm cholesterol xuất trong máu, ngăn ngừa hấp thụ cholesterol xấu.

- Ổn định tim mạch: có thể nhiều bà bầu chưa biết, trong quả na có chứa nhiều natri và kali góp phần tốt trong việc điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy  hóa và vitaminC dồi dào giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng. Từ đó có tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.

- Tốt cho não bộ: lượng viatmin B6 dồi dào trong quả na có tác dụng tốt đối với sự phát triển của thai nhi. Loại vitamin này còn giúp kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm trong thai kỳ. Đặc biệt nó còn có khả năng chống trầm cảm thai kỳ.

Tuy nhiên, khi ăn na bà bầu cần loại bỏ triệt để hạt na vì hạt na có chữa nhiều độc tố nguy hiểm. Thêm nữa, trong lúc ăn, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì lớp vỏ dày và cứng của hạt nó sẽ ngăn không cho nhân hạt có tác dụng.

Ngoài ra, na là loại trái cây có tính nóng nên bà bầu không được ăn quá nhiều. Tốt nhất nên ăn na 1 tuần vài lần và ăn thêm các loại hoa quả có chứa nhiều dưỡng chất khác.

System

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...