Bệnh nhân tiểu đường týp 2 không nên ăn trái cây sấy

Thứ Sáu, 10/01/2020 03:22 PM (GMT+7)

Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn trái cây khô, thay vào đó là ăn các loại trái cây ít đường như các loại quả mọng tươi hoặc táo nhỏ, vừa tốt cho sức khỏe vừa duy trì ổn định mức đường huyết.

Theo tổ chức Diabetes UK cho biết chìa khóa để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường là một chế độ ăn cân bằng. Nên ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột tự nhiên, chẳng hạn như khoai tây, thịt, cá, trứng, đậu Hà Lan, đậu và các loại hạt.

Trái cây và rau quả cũng là một lựa chọn tốt. Theo khuyến cáo, nên ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Healthline, bệnh nhân tiểu đường týp 2 cần tránh một số loại trái cây nhất định. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng, như vitamin C và kali, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn trái cây sấy.

hoaquasay

Quá trình sấy khô trái cây làm mất nước, khiến hàm lượng các chất trong trái cây cao hơn. Thật không may, hàm lượng đường trong trái cây cũng tăng cao.

Một cốc nho tươi chứa 26 gram carbs,1 gram chất xơ. Ngược lại, một cốc nho khô chứa 110 gram carbs và 5 gram chất xơ. Hàm lượng crabs trong nho khô cao gấp 3 lần so với nho tươi. Điều này đúng cho tất cả các loại trái cây sấy khô.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại trái cây ít đường như các loại quả mọng tươi hoặc táo nhỏ, vừa tốt cho sức khỏe vừa duy trì ổn định mức đường huyết.

Biến chứng tiểu đường

Một số các biến chứng có thể gây tàn tật hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân tiểu đường bao gồm bệnh tim và đột quỵ.

Hàm lượng glucose máu tăng cao không kiểm soát làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu bởi chất béo. Tình trạng này làm giảm lượng máu cung cấp cho tim, gây đau thắt ngực.

Hàm lượng glucose cao cũng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu ở tim và não, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Mức đường huyết cao cũng gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong hệ thần kinh. Điều này có thể gây ngứa, tê và đau rát ngày càng tăng ở các ngón tay, ngón chân dẫn đến loét chân.

Bệnh tiểu đường týp 2

Triệu chứng bệnh tiểu đường týp 2 bao gồm luôn cảm thấy khát và sụt cân không rõ nguyên nhân. Thường xuyên vận động kết hợp với chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh và giữ đường huyết luôn ở mức ổn định. Tuy nhiên, có một số thực phẩm, trái cây bệnh nhân tiểu đường nên tránh.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những vấn đề về sức khoẻ lâu dài nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài và ít thực hiện các biện pháp kiểm soát đường huyết thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao.

Một số biến chứng có thể gây tàn tật hoặc thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn, kể cả khi bạn mắc bệnh tiểu đường hay không.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....