Câu chuyện về giới tính thông qua câu lạc bộ "Bạn gái"

Thứ Hai, 07/11/2022 05:55 AM (GMT+7)

Câu lạc bộ (CLB) Bạn gái ra đời từ năm học 2019 - 2020, với mong muốn trang bị sớm cho học sinh nữ kiến thức về tâm sinh lý, giới tính, kỹ năng cơ bản nhận biết và phòng tránh xâm hại trẻ em.

"Câu chuyện về giáo dục giới tính vẫn được xem là vấn đề nhạy cảm của nhiều gia đình. Người lớn vẫn cho rằng lứa tuổi tiểu học còn nhỏ, biết gì đâu mà nói, nói ra khác nào "vẽ đường cho hươu chạy". Thế nhưng, tỷ lệ học sinh dậy thì sớm hiện đang ngày càng gia tăng; học sinh lại có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông tin về giới tính trên mạng xã hội; ngày càng nhiều các vụ xâm hại trẻ em... thì cần thiết người lớn phải "chỉ đúng đường" để các em hiểu đúng, không tò mò làm theo các thông tin xấu, độc", cô Phạm Thị Thanh Huyền cho biết.

Theo cô Nguyễn Thị Như Quỳnh, Phó hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thái Học, trước đây từng có nhiều học sinh nữ bật khóc khi đi học khi thấy xuất hiện kinh nguyệt. Lúc đó, chính thầy cô cũng lúng túng vì bất ngờ bởi đôi khi thầy cô cũng gặp khó để phát hiện, hỗ trợ kịp thời học sinh các câu chuyện về giới tính, tâm lý, mâu thuẫn lứa tuổi.

CLB Bạn gái hoạt động với 100% học sinh nữ ở ba khối 3, 4, 5 tham gia. Chủ đề của CLB xoay quanh kiến thức về tâm sinh lý, giới tính, phòng chống xâm hại... song nội dung sẽ ở những mức độ phù hợp với nhận thức của học sinh từng khối lớp. Các em rất thoải mái, mạnh dạn chia sẻ câu chuyện thầm kín của bản thân, tự tin khi được hỗ trợ, giúp đỡ. Nhiều câu chuyện các em không chia sẻ với cô chủ nhiệm nhưng lại sẵn sàng viết thư tâm sự với cô tư vấn tâm lý... Từ đó, nhiều vấn đề đã được nhà trường can thiệp, trao đổi với phụ huynh kịp thời để nâng đỡ các em. 

chi-dung-duong-cho-huou-_691666703112

Những lá thư được học sinh Trường TH Nguyễn Thái Học gửi nhờ cô Phạm Thị Thanh Huyền "gỡ khó" thông qua hộp "biết tuốt" trước cửa phòng tư vấn. Khi khó nói trực tiếp tại CLB Bạn gái, các bạn sẽ tìm đến hòm thư, gặp riêng cô để chia sẻ. Ngoài những lá thư xin lời khuyên về chuyện tế nhị, nhiều lá thư còn tâm sự về chuyện gia đình, hay chỉ đơn giản kể về niềm vui khi được điểm cao, được bạn bè giúp đỡ... Đôi khi còn có cả thư của các bạn nam.

Cô Phạm Thị Thanh Huyền chia sẻ, bản thân cô luôn khuyến khích học sinh đề tên khi gửi thư để có thể tìm hiểu cặn kẽ vấn đề mà các em gặp phải, bởi có vấn đề phải cần đến sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu và phụ huynh. Sau khi nhận được thư, cô sẽ viết thư trả lời từng em, gấp thư thành hình trái tim và trao tận tay học sinh...

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...