Chậm tăng trưởng trong tử cung nguy hiểm như thế nào?

Thứ Hai, 13/02/2023 02:05 PM (GMT+7)

Trong quá trình mang thai, sức khỏe của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của mẹ bầu. Nếu quá trình mang thai không suôn sẻ thì có rất nhiều vấn đề bất thường xảy ra mà các mẹ bầu phải đối mặt. Một trong những số đó là tình trạng thái chậm tăng trưởng trong tử cung.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung là gì?

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ. FGR (thai chậm tăng trưởng trong tử cung) liên quan đến tình trạng bánh nhau thiếu dinh dưỡng, kết cục chu sinh bất lợi. Tình trạng này được xác định dựa vào kích thước và trọng lượng bào thai trong ít nhất 2 lần thăm khám liên tiếp cách nhau 1 tuần. Theo đó, chỉ số kích thước và trọng lượng của thai nhi sẽ nhỏ hơn chỉ số trung bình trong độ tuổi mang thai.

chong-mat-khi-mang-thai-1

Có hai dạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung là:

- Chậm tăng trưởng đối xứng: thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển về tổng thể, tất cả các bộ phận đều chậm tăng trưởng như nhau. 

- Chậm tăng trưởng không đối xứng: Có sự bất đối xứng về sự phát triển ở một số bộ phận trên cơ thể thai nhi. Có thể là đầu và não phát triển bình thường nhưng cơ thể thì nhỏ bé hơn so với tuần tuổi. Đây là tình trạng suy dinh dưỡng ở bào thai.

Nguyên nhân nào khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung

3 trong số những nguyên nhân chính làm chậm tăng trưởng cổ tử cung là do mẹ, thai nhi và nhau thai. Khi người mẹ mắc một số bệnh lý nội khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu, suy thận mạn hoặc mẹ quá gầy, ăn uống thiếu thốn hoặc hút thuốc lá, nghiện rượu bia hay ma tuý có thể khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. 

Tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung còn xảy ra khi thai nhi gặp một số vấn đề không mong muốn như: Bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, Down), rối loạn di truyền, bị dị tật…

Đối với nhau thai, nguyên nhân thai chậm tăng trưởng trong tử cung bao gồm: Suy chức năng bánh nhau, trọng lượng nhau thai thấp, mạch máu tử cung bất thường, nhau bám màng, đa thai (sinh đôi, sinh ba hay nhiều hơn)…

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung gây ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ sơ sinh khi bị chậm tăng trưởng trong tử cung có nhiều nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe hơn. Nhiều khả năng bị kiệt sức trong quá trình mẹ chuyển dạ và không thể tự thở khi ra ngoài. Bên cạnh đó gặp khó khăn trong việc duy trì thân nhiệt do cơ thể chưa trưởng thành và chưa tích lũy đủ lượng chất béo cần thiết, có vấn đề về đường huyết và cần được theo dõi, chăm sóc đặc biệt.. Bên cạnh đó, một số vấn đề khác liên quan đến thai chậm tăng trưởng gồm:

- Khó giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.

- Vấn đề về thần kinh.

- Các vấn đề về thở và bú.

- Số lượng tế bào máu bất thường.

- Vấn đề về chống lại nhiễm trùng.

- Lượng đường trong máu thấp.

Nên làm gì để phòng ngừa biến chứng thai kỳ - thai chậm tăng trưởng trong tử cung?

Hãy tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mẹ, cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, giảm bớt các stress trong công việc, cuộc sống. Bỏ ngay thuốc lá, rượu bia hay trường hợp hiếm là ma tuý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Mẹ bầu nên nhớ khám thai định kỳ đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần lưu giữ giấy tờ khám thai cẩn thận, nhất là các siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này sẽ giúp cho các bác sĩ tính được tuổi thai chính xác.

nhiem-trung-am-dao-1

Ngoài ra cần theo dõi cử động thai tại nhà. Mặc dù phương pháp này còn hạn chế trong việc đánh giá sức khoẻ thai nhưng nó khá tiện lợi, dễ áp dụng và tăng cường nhận thức về sức khoẻ thai của mẹ. Thời điểm bắt đầu theo dõi là sau 28 tuần. 

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....