Cho trẻ ăn trứng lúc nào là thích hợp?

Thứ Tư, 11/09/2019 06:00 PM (GMT+7)

Trrứng nói chung và trứng gà nói riêng là loại thực phẩm giàu chất đạm và vitamin A rất cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé, thế nhưng nên cho trẻ ăn trứng lúc nào là thích hợp?

Trứng nói chung và trứng gà nói riêng là loại thực phẩm giàu chất đạm và vitamin A rất cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé. Tuy nhiên, do chứa nhiều chất béo nên trứng dễ gây đầy bụng và khó tiêu cho con nhất là các bé dưới 2 tuổi. Vậy mẹ nên cho bé ăn trứng như thế nào là đúng và bao nhiêu là đủ?

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng cách). Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé như: Sắt, viatmin A, kẽm…Cũng do chứa nhiều chất béo nên nếu mẹ cho bé ăn trứng quá nhiều sẽ dễ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.

Cho trẻ ăn trứng lúc nào là thích hợp?

11504446733_571

Tuỳ theo bé được mấy tháng tuổi mà mẹ có thể cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:

– Bé 6 – 7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà một bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

– Bé 8-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.

– Bé 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.

– Bé từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày, hoặc cho bé ăn các thực phẩm chế biến từ trứng với lượng tương đương 1 quả trứng 1 ngày.

Ngoài ra, cũng tuỳ theo độ tuổi của bé mà mẹ nên chế biến trứng một cách phù hợp trong bữa ăn để giúp bé có thể hấp thụ hết các thành phần dinh dưỡng trong trứng, hạn chế đầy bụng khó tiêu cho con:

– Bé 6 – 12 tháng: Chỉ nên cho bé ăn bột nấu với lòng đỏ trứng. Mẹ có thể chế biến bằng cách: Đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhuyễn, đánh đều trứng và rau, sau đó cho hỗn hợp trên vào nồi bột sôi trên bếp quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá để tránh hao hụt chất dinh dưỡng có trong trứng.

– Bé 1 – 2 tuổi: Bé có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng vào đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho bé ăn trứng luộc vừa chín tới.

– Bé từ 2 tuổi trở lên: Lúc này hệ tiêu hoá của bé đã ổn định có thể hấp thụ và ăn được hầu hết các món ăn chế biến từ trứng như cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn trứng 

Không để trẻ ăn trứng chưa chín kỹ

Hình_trứng luộc hồng đào

Nhiều bà mẹ thường luộc trứng cho trẻ ăn nhưng ở dạng chưa chín kỹ. Trứng sống có chứa nhiều vi khuẩn, ngay cả khi trứng không bị hỏng. Trứng chưa chín cũng gây khó tiêu, khó hấp thu protein ở bé. Khi trứng nấu chín, trẻ sẽ dễ tiêu hóa và hấp thu protein hơn do cấu trúc protein ở trứng sẽ không còn quá chặt.

Không cho trẻ ăn trứng khi bị sốt

Trứng là thực phẩm có hàm lượng kalo cao. Vì thế, sau khi ăn trứng, thân nhiệt sẽ tăng lên. Do đó, khi trẻ đang sốt thì mẹ không nên cho ăn trứng.

Hướng dẫn nấu trứng cho bé

Bạn không nên cho trẻ ăn trứng khi trứng chưa được luộc chín. Bạn nên luộc chín trứng để tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt là khuẩn salmonella – một loại khuẩn gây ngộ độc.Bên cạnh đó, lòng trắng trứng có chứa một chất có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Vitamin H là yếu tố cần thiết trong quá trình sử dụng protein và đường, giúp cơ thể phát triển bình thường.

Cách luộc trứng cho trẻ

Mẹ hãy cho trứng vào nồi nước lã rồi đun sôi. Khi sôi, vặn nhỏ lửa, đun sôi khoảng 2 phút rồi tắt, ngâm trứng trong nồi 5 phút. Khi luộc trứng, bạn có thể thêm chút muối để trứng luộc xong dễ bóc và không bị vỡ.

Nếu bảo quản trứng trong tủ lạnh, bạn không nên chế biến trứng ngay sau khi lấy trứng từ tủ lạnh. Ngoài ra, không nên ngâm trứng trong nước đun sôi với lửa nhỏ vì có thể làm lòng đỏ trứng không chín hết và trứng bị vỡ.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...