Cơ thể người phụ nữ thay đổi như thế nào trong ngày rụng trứng?

Thứ Sáu, 22/07/2022 11:36 AM (GMT+7)

Nhận biết các dấu hiệu cơ thể thay đổi trong ngày rụng trứng giúp chị em phụ nữ có thể tính toán ngày mang thai hoặc có biện pháp tránh thai phù hợp.

Rụng trứng là hiện tượng tự nhiên ở tất cả những người phụ nữ bình thường. Nếu chúng ta biết được dấu hiệu cơ thể thay đổi trong ngày rụng trứng, chúng ta có thể hiểu được khả năng mang thai và từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc phòng tránh thai hay chủ động mang thai hiệu quả.  

Cách xác định ngày rụng trứng

Khi nữ giới đến tuổi dậy thì, hiện tượng hành kinh chính là cột mốc quan trọng cho thấy nữ giới đã bắt đầu có khả năng sinh sản. Trong 2 - 3 năm đầu dậy thì, chức năng buồng trứng đã phát triển nhưng chưa thực sự hoàn thiện, việc hành kinh ở nữ giới vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn. Sau đó, buồng trứng hoàn thiện dần và kinh nguyệt sẽ theo quy luật nhất định hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo. Có chị em chu kì chỉ kéo dài 20 ngày, có chị em lên đến 40 ngày hoặc hơn, khi chu kỳ lặp lại với nhịp độ tương đối ổn định được xem là bình thường.

Nếu có chu kì kinh nguyệt ổn định, bạn có thể dễ dàng xác định được ngày rụng trứng.

Nếu có chu kì kinh nguyệt ổn định, bạn có thể dễ dàng xác định được ngày rụng trứng.

Hormon là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormon sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp. Chu kỳ kinh của phụ nữ (phổ biến là 28 ngày, có thể dài và ngắn hơn), ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để chị em phụ nữ có thể xác định chính xác ngày hành kinh kế tiếp của mình. Trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt thất thường thì cách tính ngày rụng trứng này là hoàn toàn không có hiệu quả. Do đó, thông thường bạn chỉ có thể xác định được khoảng thời gian có khả năng rụng trứng cao. Điều này có nghĩa là sau khi xác định ngày hành kinh của chu kì tiếp theo, bạn đếm ngược lại 12 ngày và sau đó đếm ngược tiếp 4 ngày nữa. Lúc này bạn sẽ xác định được 5 ngày có khả năng rụng trứng cao nhất.

Ngày rụng trứng cũng có thể đến sớm hoặc muộn hơn thông thường. Đó là việc thay đổi lịch sinh hoạt, bị ốm, stress, dùng các biện pháp tránh thai. Những thay đổi của bạn khi đến ngày rụng trứng có thể không quá lớn, bạn có thể cảm nhận bằng mắt thường, bằng sự thay đổi nhẹ của cơ thể. Ngoài ra nắm rõ các dấu hiệu của ngày rụng trứng là gì cũng giúp chị em có cách phòng tránh thai cũng hoặc có em bé hiệu quả.

Trong những ngày rụng trứng này, cơ thể của người phụ nữ sẽ có một số dấu hiệu như:

Nhiệt độ cơ thể tăng cao so với ngày thường

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong kỳ rụng trứng, đó là nhiệt độ cơ thể nữ giới cao hơn rõ rệt so với ngày thường. Sự tăng thân nhiệt trong giai đoạn này có nguyên nhân từ việc tăng nồng độ hormon progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng.

Empty

Có nhiều dấu hiệu sẽ "thông báo" cho bạn biết bạn đang trong ngày rụng trứng. Ảnh minh họa.

Căng tức ngực

Thời điểm từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ, phụ nữ thường cảm thấy đau, căng và tức ngực. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tăng lên đột ngột của nội tiết tố nữ. Không phải mọi phụ nữ đều có dấu hiệu rụng trứng này, có người cảm nhận rõ nhưng có người chỉ thấy hơi khó chịu chút.

Dịch âm đạo

Thời gian này,vùng kín thường tiết nhiều dịch trắng trong (giống lòng trắng trứng gà), ẩm ướt, chất nhầy âm đạo rất mỏng sẽ là cơ hội thuận lợi để tinh trùng bơi qua dễ dàng hơn, tăng khả năng thụ thai nhưng đồng thời cũng làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể và gây bệnh.

Ham muốn “chuyện ấy”

Trong kỳ trứng rụng, sự tăng cường hormon khiến cho người phụ nữ có ham muốn hơn trong "chuyện ấy". Giai đoạn này, phụ nữ trở nên hấp dẫn hơn hẳn trong mắt người khác giới. Bởi trong những ngày này, sức sống, độ rực rỡ, bản năng thích chứng tỏ bản thân của con gái cao hơn hẳn so với bình thường

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....