Đại kỵ khi ăn khoai tây để không gây hại cho sức khỏe

Chủ Nhật, 13/10/2019 05:23 PM (GMT+7)

Bạn không nên chế biến khoai tây khi nhận thấy khoai tây đã bị hỏng. Khoai tây hỏng chứa chất độc thần kinh solanine.

khoai-tay

Khoai tây bị héo chứa chất độc solanine

 Nhiều người có thói quen mua với số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn. Solanine (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.

Khoai tây mọc mầm gây tử vong

Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine ma con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu. Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong).

Không bảo quản trong tủ lạnh

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Lúc này, hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu.

Khoai tây để trong tủ lạnh thường bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tốt nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời. Không ăn củ có vỏ màu xanh

Khi chọn khoai tây nên chọn loại có màu nâu sẫm và nên tránh những củ khoai tây có màu xanh.

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Tuy nó gây hại cho sức khỏe nhưng đây là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.

Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Đây chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh, kể cả lúc bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu thấy củ khoai tây có những dấu hiệu trên thì bạn nên loại bỏ.

Không ăn khi mọc mầm

Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine này trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Nhưng khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải.

Vì vậy, khi khoai tây mọc mầm, bạn nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại. Tốt nhất bạn nên loại bỏ củ khoai tây này.

Những trái cây không nên ăn cùng khoai tây

Chuối: Bạn sẽ bị nổi những mụn nhỏ hoặc tàn nhang trên mặt nếu kết hợp khoai tây và chuối trong bữa ăn của mình. Và chuối kết hợp với khoai tây sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.

Quả lựu: Khoai tây kết hợp với quả lựu dễ gây ra ngộ độc, khi có dấu hiệu ngộ độc có thể dùng nước rau hẹ để giải độc.

Quả hồng, cà chua, anh đào: Sau khi ăn khoai tây, dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit clohidric, nếu như lại tiếp tục ăn 3 loại quả này, axit dạ dày cùng trái cây sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, làm cho tiêu hóa và đào thải khó khăn, rất dễ dẫn đến chứng khó tiêu, biếng ăn.

Những điều cần chú ý khi chế biến khoai tây

Không ăn vỏ khoai tây: Trong vỏ khoai tây có chứa một độc tố có tên là solanine, nếu như cơ thể hấp thu một lượng lớn chất này sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.

Không ăn khoai tây đã để lâu: Khoai tây để lâu có chất solanine, nếu như thường xuyên ăn khoai tây có hàm lượng chất solanine cao sẽ dẫn đến trúng độc.

Không ăn khoai tây để đông lạnh: Khoai tây nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không được bảo quản khoai tây đông lạnh, cũng như không ăn khoai tây đã để đông lạnh.

Những người không nên ăn khoai tây

Người mắc chứng tỳ vị hư hàn, yếu bụng: Khoai tây có tác dụng nhuận tràng, nên đối với những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều khoai tây vì dễ gây tiêu chảy.

Người dị ứng tia cực tím, da mẩn ngứa, xuất huyết dưới kết mạc: Khoai tây thuộc nhóm thực vật cảm quang, khi tính chất cảm quang đạt tới nồng độ nhất định thì ở những vùng da hở trực tiếp chịu bức xạ của ánh sáng mặt trời dễ bị viêm, có các triệu chứng như ngứa, nóng rát, phù nề, bỏng rát,... Đồng thời cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, chán ăn.

Người mắc bệnh tiểu đường: Khoai tây là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, hợp chất carbohydrate có trong khoai tây khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng (đường). Người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai tây nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Người dị ứng khoai tây: Khoai tây có thể trở thành chất gây dị ứng, người bị dị ứng khoai tây khi ăn có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang trong thời kỳ "bầu bí" cũng không nên ăn nhiều khoai tây, dễ dẫn chứng đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng và thai nhi.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...