Dấu hiệu bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván

Thứ Sáu, 28/02/2020 10:08 AM (GMT+7)

Bệnh uốn ván (tên khoa học là Tetanus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (tên khoa học là Clostridium tetani) phát triển tại vết thương hở, trong điều kiện yếm khí.

uon-van-0

Tác nhân gây bệnh uốn ván là gì?

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), là vi khuẩn gram dương, có lông quanh thân, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo ra các nha bào. Vi khuẩn uốn ván sẽ chết ở nhiệt độ 56 độ C nhưng nha bào uốn ván lại tồn tại rất bền vững, đặc biệt nha bào còn khả năng gây bệnh sau 5 năm tồn tại trong đất. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8 - 10 tiếng. Nha bào sẽ chết sau khi đun sôi 30 phút.

Thông thường, nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, cát bụi, phân người hoặc súc vật, nhiễm nha bào qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển.

Khi mắc bệnh uốn ván triệu chứng cảnh báo là gì?

Sốt nhẹ: Sốt là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng uốn ván và thường xuất hiện sau 5 ngày phơi nhiễm với vi khuẩn.

Cứng cơ: Hàm, cổ và lưng cứng là các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng uốn ván.

Đau khắp cơ thể: Cứng cơ thường dẫn tới đau khắp cơ thể và nhiều bệnh nhân cũng bị đau đầu.

Ra mồ hôi và mất nước: Ra nhiều mồ hôi và mất nước cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng uốn ván.

Lượng nước tiểu ít và phân cứng: Sốt thường gây ra tình trạng mất nước, do vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân cũng có thể đại tiện phân cứng.

Tiểu tiện và đại tiện thường xuyên: Vì cơ trở nên yếu, bệnh nhân có thể khó kiểm soát bàng quang và ruột dẫn tới đại tiện và tiểu tiện thường xuyên.

Gãy xương: Nhiễm trùng uốn ván gây yếu cơ và xương khiến cho bệnh nhân dễ bị gãy xương.

Nghẹt thở: Nghẹt thở là triệu chứng giai đoạn cuối của nhiễm trùng uốn ván và có thể dẫn tới suy hô hấp.

Khóa hàm: Khóa hàm là triệu chứng giai đoạn cuối cùng của bệnh và thường xuất hiện khi bệnh nhân không được điều trị trong thời gian dài.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....