Trào lưu “anti vắc xin”: Ấu trĩ và rất nguy hiểm

Chủ Nhật, 12/05/2019 08:03 AM (GMT+7)

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thời gian qua, không ít phụ huynh vì lo sợ phản ứng của vắc xin hoặc theo trào lưu “anti vắc xin” (chống vắc xin) đã không cho con tiêm vắc xin.

tiem-phong

Theo một dự luật do Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đề xuất, nếu các bậc phụ huynh từ chối tiêm phòng sởi cho con sẽ phải chịu mức phạt hành chính lên tới 2.500 euro (2.800 USD).

Bộ trưởng Spahn cũng đề xuất các trẻ em không được tiêm phòng sởi sẽ bị cấm đến các cơ sở trông giữ ban ngày để bảo vệ những người khác không có khả năng miễn dịch đối với bệnh sởi (vì lý do y học) hoặc còn quá nhỏ.

Phát biểu trên tờ Bild am Sonntag, ông Spahn khẳng định: "Tôi muốn xóa sổ bệnh sởi". Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, Đức là một trong những nước có số ca mắc sởi cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian từ tháng 3/2018 - tháng 2/2019, với 651 ca. Đứng đầu danh sách này là Italy với 2.498 ca.

Các "ông lớn công nghệ" cũng đang có những biện pháp mạnh mẽ những thông tin sai lệch để ngăn cản mọi người đưa con đi tiêm chủng.

Instagram tuyên bố sẽ kết quả tìm kiếm cho các hashtag liên tục dẫn đến những thông tin sai lệch về vắcxin. Trong một thông báo, mạng chia sẻ ảnh hàng đầu thế giới cho biết sẽ chặn một cách hiệu quả các hashtag dẫn đến thông tin sai lệch được thiết kế để ngăn cản mọi người tiêm chủng

“Nếu hashtag là #vaccines1234, chứa một tỷ lệ cao thông tin sai lệch về vắcxin, chúng tôi sẽ chặn hoàn toàn hashtag đó,” theo ông Karina Newton, người đứng đầu chính sách công toàn cầu của Instagram.

Thông tin sai lệch về vắcxin là nhữ thông tin đã được xác minh là sai bởi Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ và các tổ chức tương tự. Tuy nhiên, các bài đăng khác thể hiện quan điểm chống vắcxin nhưng chưa được xác nhận là sai có thể được phép tồn tại.

Động thái trên của Instagram diễn ra trong bối cảnh hãng chủ quản Facebook đang chịu áp lực ngày càng cao trong việc loại bỏ những tuyên truyền chống vắcxin khỏi các trang web của hãng này.

Đã hai tháng kể từ khi Facebook cho biết họ sẽ mạnh tay xử lý các trò lừa đảo chống vắcxin, nhưng báo chí vẫn tiếp tục tìm thấy chúng trên tất cả các nền tảng của mạng xã hội này. Trong khi đó, dịch sởi bùng phát ở thành phố New York (Mỹ) đã thu hút sự chú ý mới về tác động của những thông tin chống vắcxin.

Instagram sẽ xem xét các bài đăng đang bị xóa theo chính sách thông tin sai lệch và sử dụng máy học để hiểu những hashtag nào được liên kết với nó. Nếu một hashtag có thông tin sai lệch tỷ lệ cao, thì nó sẽ bị chặn.

Instagram cho biết công việc xóa thông tin chống vắc-xin khỏi nền tảng này đang ở giai đoạn đầu và mọi người có thể sẽ tiếp tục tìm thấy những tuyên truyền chống vắcxin trên dịch vụ này trong một thời gian.

Trào lưu “anti vắc xin”: Ấu trĩ và rất nguy hiểm

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thời gian qua, không ít phụ huynh vì lo sợ phản ứng của vắc xin hoặc theo trào lưu “anti vắc xin” (chống vắc xin) đã không cho con tiêm vắc xin. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh 56 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ghi nhận ca mắc sởi.

Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng. Điều đáng nói, trong số này có cả những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Công tác tại khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương nhiều năm, TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa cho hay, ông đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi.

Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu bé được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp, một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ nhỏ mắc sởi.

May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu bé đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Không chỉ ở Bệnh viện Nhi trung ương, mà ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, như HNMO đã phản ánh, có trường hợp bệnh nhi 13 tháng tuổi ở Phú Thọ vào viện điều trị sởi với biểu hiện sốt, kèm theo chảy nước mũi, ho, xuất hiện ban đỏ toàn thân, nhiều nhất ở vùng mặt, ngực, bụng, lưng. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc sởi có biến chứng viêm phổi. Qua tìm hiểu, mẹ bệnh nhi đã không cho con đi tiêm phòng vì theo trào lưu “anti vắc xin” trên mạng.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…

Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Tuy nhiên, gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tự phát khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm phòng. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

Bác sĩ Phạm Quỳnh Trang - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ, việc vận động cho trẻ đi tiêm phòng khá vất vả, một phần vì cha mẹ thờ ơ, một phần bởi họ theo trào lưu trên mạng không tiêm vắc xin.

Gần đây nhất, trong đợt tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-5 tuổi, khi được cán bộ y tế thuyết phục đưa con đi tiêm, có phụ huynh còn nói rằng: “Con tôi từ lúc sinh ra đến giờ tôi không tiêm mũi vắc xin nào mà cháu có sao đâu?!”. Tuy nhiên, không lâu sau đó, con của chính phụ huynh đó bị sởi.

Mặc dù vậy, không phải vì khó mà cán bộ y tế cơ sở nản lòng. Họ vẫn hằng ngày tuyên truyền, phổ biến đến người dân về tác dụng của vắc xin và sự cần thiết trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhưng, theo bác sĩ Phạm Quỳnh Trang, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần có sự nhận thức đúng, tránh làm theo những trào lưu trên mạng.

Vắc xin sởi là vắc xin sống, lành tính và không có tác dụng phụ, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên được miễn phí.

“Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, cha mẹ không nên tước bỏ quyền được phòng bệnh của con mà hãy cho con đi tiêm đúng lịch”, bác sĩ Phạm Quỳnh Trang khuyến cáo.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...