Điện Biên: Vận động mô hình gia đình có 2 con để giảm mức sinh

Thứ Sáu, 30/12/2022 07:57 AM (GMT+7)

Là một trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao nhất cả nước cùng với những điều kiện tự nhiên đặc thù khiến công tác dân số của Điện Biên trong năm qua chưa đạt được nhiều kết quả kỳ vọng, đặc biệt là công tác tuyên truyền giảm mức sinh.

Sáng 22/12, Ban chỉ đạo công tác dân số (DS) và Phát triển tỉnh Điện Biên tổ chức hội nghị tổng kết công tác DS năm 2022, sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 445/QĐ - UBND của UBND tỉnh Điện Biên; kỷ niệm ngày DS Việt Nam 26/12.

dien-bien

Không gian trưng bày các nội dung tuyên truyền KHHGĐ và nâng cao chất lượng DS. Ảnh minh họa.

Theo báo cáo tổng kết công tác DS năm 2022, Ban chỉ đạo công tác DS và phát triển từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh truyền thông giáo dục tại các tuyến nhằm chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Đưa các nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường học, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, đạt và vượt kế hoạch giao.

Tỷ số giới tính khi sinh ước đạt 108,2 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm 3,2 điểm % so với năm 2021 và vượt kế hoạch giao. Tổ chức 2 đợt chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại 54/50 xã (đạt 108%KH); hội nghị cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ 63/59 cuộc (đạt 106,7% KH); tuyên truyền vận động trước và trong chiến dịch bằng nhiều hình thức (truyền thông, nhóm, thăm hộ gia đình, qua loa phát thanh) tới tất cả các đối tượng trên địa bàn triển khai chiến dịch; đảm bảo cung cấp đầy đủ phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao triển khai chiến dịch.

Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố, mở rộng và ngày càng nâng cao, đảm bảo an toàn chất lượng, trên 124/129 các xã thường xuyên cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Đảm bảo cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí cho 100% đối tượng có nhu cầu, kết quả ước đạt và vượt kế hoạch giao. Mở rộng tầm soát chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được duy trì, thực hiện. Hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lồng ghép với tuyên truyền về công tác DS trên địa bàn toàn tỉnh. Truyền thông thường xuyên cho người cao tuổi do cộng tác viên DS thôn, bản thực hiện được 2.520/2.517 lần với khoảng 61.410 người nghe. Tổ chức 1 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại 126/126 số xã, phường, thị trấn; truyền thông trên loa phát thanh xã 252 lần (2 lần/xã). Quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm DS các cấp, đội ngũ cán bộ làm công tác DS các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao…

Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 445 của UBND tỉnh Điện Biên về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 137 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21 của trung ương về công tác DS trong tình hình mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự nỗ lực thực hiện của Chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, công tác DS trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các văn bản chỉ đạo và các cơ chế chính sách về DS phát triển được ban hành và cụ thể hóa thực hiện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bước đầu phát huy hiệu quả. Các nội dung nâng cao chất lượng DS được triển khai đúng kế hoạch, công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng DS ngày càng thiết thực hiệu quả hơn. Các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên toàn tỉnh đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trong kỳ chuyển trọng tâm từ DS KHHGĐ sang DS và phát triển. Nhận thức của nhân dân về chính sách DS được tăng lên, từ đó đã từng bước giải quyết được một số chỉ tiêu còn hạn chế so với toàn quốc như: mô hình gia đình có 2 con ngày càng được các tầng lớp xã hội nhân dân ủng hộ và thực hiện nghiêm túc, tỷ số giới tính khi sinh được khống chế và khá ổn định so với cả nước. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã giảm, giảm tình trạng bệnh và khuyết tật bẩm sinh, tuổi thọ bình quân, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sức khỏe sinh sản từng bước được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ tử vong mẹ tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm dần qua các năm. Công tác truyền thông giáo dục được quan tâm chú trọng. Các hoạt động truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe KHHGĐ cho các nhóm đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, vị thành niên/thanh niên đã được duy trì và mở rộng. Kiến thức và kỹ năng tư vấn, tuyên truyền của cán bộ y tế DS ngày càng được nâng cao. Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS từng biết tự hoàn thiện, duy trì hoạt động theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với công tác DS. Thực hiện quản lý dân cư qua kho dữ liệu điện tử, theo hệ thống được thống nhất trong toàn quốc.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe phát biểu tham luận của một số đơn vị, địa phương; cùng thảo luận về các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác DS - KHHGĐ hiện nay và bàn giải pháp thực hiện.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...