Giải mã bí ẩn hiện tượng mang thai giả

Thứ Năm, 28/05/2020 10:27 AM (GMT+7)

Mang thai giả không được xem là một tình trạng bệnh lý, vì vậy không có khuyến nghị chung nào để điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bất thường, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc để cải thiện sức khỏe.

mang-thai-gia

Mang thai giả là gì?

Mang thai giả là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng bạn cảm thấy như mình đang mang thai, dù thật ra là không phải. Mang thai giả có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng giống như các dấu hiệu mang thai thường gặp.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với người vợ mà còn gặp phải ở người chồng. Khi xuất hiện ở nam giới, hội chứng này có thể được gọi là mang thai đồng cảm (Couvede), khiến họ có những triệu chứng tương tự như người bạn đời của mình, chẳng hạn như tăng cân, buồn nôn hay đau lưng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả

Có rất nhiều giả thuyết xung quanh hiện tượng kỳ lạ này. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện tại chỉ ra 3 giả thuyết chính lý giải nguyên nhân mang thai giả như sau:

1. Tâm lý lo sợ hoặc mong muốn mang thai

Các nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho rằng, nỗi sợ hoặc khao khát mang thai tột cùng có khả năng chính là nhân tố tạo nên ảo tưởng rằng mình có các dấu hiệu mang thai nhưng thực chất đó chỉ là các triệu chứng mang thai giả. Yếu tố tâm lý – thần kinh này kích thích hệ nội tiết ở phụ nữ và gây ra các biểu hiện rất giống việc mang thai.

2. Áp lực làm vợ

Một giả thuyết khác có liên quan đến áp lực làm tròn bổn phận của người phụ nữ sau khi trải qua một biến cố thai sản như sẩy thai, vô sinh hay sức ép từ gia đình sau khi đã kết hôn. Mong muốn làm tròn trách nhiệm này khiến người phụ nữ diễn giải sai, hiểu lầm những thay đổi trong cơ thể là dấu hiệu mang thai.

3. Vấn đề về hệ thần kinh

Giả thuyết cuối cùng nhấn mạnh đến sự thay đổi của các chất hóa học trong hệ thần kinh có liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh. Sự thay đổi của các chất hóa học này được xem là yếu tố gây ra các triệu chứng mang thai giả.

Một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng của thai kỳ giả, bao gồm thai ngoài tử cung, béo phì và ung thư.

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng của mang thai giả cũng giống như mang thai thật và khó chẩn đoán phân biệt nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Biểu hiện: mất kinh, buồn nôn buổi sáng, vú căng, có thể tiết sữa tăng cân, bụng to ra như có thai thật, tử cung to ra, mềm cổ tử cung…

Bệnh thường gặp ở những người nghèo, trình độ học vấn thấp, thiếu sự chăm sóc y tế, những người có tuổi thơ ấu bị lạm dụng tình dục, loạn luân, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ…

Trước kia tỷ lệ mắc cao do chẩn đoán chỉ dựa vào lâm sàng. Nhưng hiện nay với sự tiến bộ của khoa học, sự nhận thức cao của người dân nên bệnh ngày càng ít gặp. Để sớm có kết luận chính xác, người bệnh nên đi khám thai định kỳ, siêu âm thai là một kỹ thuật đơn giả rẻ tiền, cho chẩn đoán chính xác hoặc xét nghiệm nước tiểu phát hiện có thai hay không…

Khi xác định có thai giả, nên chuyển người bệnh tới khám chuyên khoa tâm thần. Điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý gia đình… Thuốc giải lo âu có thể kết hợp nếu cần nhưng không nên kéo dài dễ gây lệ thuộc thuốc.

Cách phòng bệnh tốt nhất là nâng cao nhận thức cho phụ nữ về những vấn đề liên quan tới thai sản, tăng cường chăn sóc sức khoẻ sinh sản cho chị em. Bồi dưỡng nhân cách cho người bệnh.

Điều trị hiện tượng mang thai giả

Mang thai giả không được xem là một tình trạng bệnh lý, vì vậy không có khuyến nghị chung nào để điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bất thường, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc để cải thiện sức khỏe.

Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ cho rằng đây là một vấn đề tâm lý hơn là một vấn đề về thể chất. Bởi khi một người phụ nữ tin rằng cô đang mang thai, đặc biệt là nếu niềm tin này tồn tại trong một thời gian dài, có thể cô ấy sẽ rất thất vọng khi biết rằng mình chỉ đang mang thai giả. Người thân và các bác sĩ cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn để giải thích về kết quả các kiểm tra và nên hỗ trợ trong việc điều trị tâm lý hoặc trị liệu nếu cần nhằm đảm bảo bệnh nhân có thể khôi phục tâm trạng nhanh nhất.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...