Giúp bệnh nhân ung thư ăn ngon miệng

Thứ Hai, 27/04/2020 02:46 PM (GMT+7)

Mắc bệnh ung thư gây ra một tâm lý khá tệ cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, điều trị căn bệnh này cần tâm lý rất tốt và một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy làm thế nào để bệnh nhân ung thư ăn ngon miệng?

Theo lời khuyên của ThS. DS Nguyễn Thị Vũ Thành, Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, đây là một số những bí quyết sau để giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, vượt qua tình trạng chán ăn do thay đổi vị giác:

- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có mùi và hương vị tốt hoặc đơn giản là thử những thực phẩm mới lạ dù trước đây người bệnh chưa từng ăn.

- Người bệnh ung thư cần đánh răng thường xuyên (tốt nhất trước và sau khi ăn) để giữ răng miệng sạch khỏe và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau bữa ăn hàng ngày.

- Ngăn ngừa buồn nôn và nôn mửa gây ra cảm giác ngấy cần tránh ăn 1-2 giờ trước hóa trị và 3 giờ sau hóa trị.

- Để giảm bớt mùi vị kim loại hãy sử dụng muỗng nĩa bằng sành sứ và dụng cụ nấu bằng sành hoặc thủy tinh, tránh sử dụng kim loại.

- Ngăn chặn mùi vị xấu trong miệng bằng cách súc miệng ngay trước bữa ăn bằng dung dịch muối và bột nở (baking soda) pha tỉ lệ 2:1 trong nước ấm.

- Che bớt vị kim loại hoặc vị đắng trong miệng bằng ăn kẹo cứng có hương vị như cam, chanh hoặc bạc hà (loại không đường) hoặc nhai kẹo cao su không đường.

anngon

- Tăng lượng thức ăn và năng lượng nạp vào bằng đa dạng hóa bữa ăn.

- Nếu không có chỉ định gì đặc biệt (như đang hóa trị với Eloxatin), người bệnh có thể sẽ cảm thấy ngon hơn khi ăn thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh so với các thực phẩm nóng. Đối với các bệnh nhân nhạy cảm hơn với mùi vị nên tránh khỏi nhà bếp trong lúc người khác nấu ăn hoặc sử dụng quạt hút loại bỏ mùi khi nấu ăn.

- Hỏi ý kiến bác sĩ để uống bổ sung kẽm khi bệnh nhân cảm nhận thấy vị kim loại hay vị thuốc trong thức ăn.

ngoài ra, người bệnh cũng cần tăng cường vận động và đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có triệu chứng bất thường xảy ra.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....