Hậu quả của tình trạng mọc thiếu răng ở trẻ

Thứ Sáu, 23/09/2022 04:09 AM (GMT+7)

Việc trẻ mọc thiếu răng khiến phụ huynh hoang mang lo lắng, do xương hàm của con trẻ tiếp tục phát triển cho tới khi trưởng thành (18 tuổi) nên việc điều trị cũng không đơn giản như thay ngay một chiếc răng vĩnh viễn khác khi nó bị hư như người lớn.

Nguyên nhân gây mọc thiếu răng 

Thông thường mỗi người sinh ra cho tới khoảng 2 tuổi sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Sau này các răng sữa sẽ thay thế dần bởi răng vĩnh viễn, đến khi trường thành sẽ có 28 – 32 răng vĩnh viễn trên cung hàm (bao gồm cả răng khôn).

Tình trạng mọc thiếu răng chủ yếu xảy ra ở bộ răng vĩnh viễn, phần lớn chỉ thiếu 1 – 2 răng. Trong đó, thiếu răng số 8 (răng khôn) chiếm 10 – 30% dân số. Tuy nhiên, việc thiếu răng số 8 không ảnh hưởng gì tới chức năng ăn nhai cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đôi khi thiếu răng số 8 lại là may mắn, lớn lên đỡ phải đi nhổ. 

Thiếu răng cửa bên hàm trên và răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới (răng số 5) đứng thứ hai trong các trường hợp thiếu răng, tiếp theo là răng hàm nhỏ hàm dưới và răng cửa hàm dưới. 

Hậu quả của tình trạng mọc thiếu răng

  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng

Khi bệnh nhân bị thiếu răng sẽ gây ra khoảng trống trên cung hàm hàm làm cho thức ăn dễ mắc vào và gây ra khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Khi không được làm sạch đúng cách mỗi ngày sẽ dẫn đến hình thành các mảng bám gây sâu răng và hôi miệng. Khi các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ hình thành cao răng trên nướu và dưới, nếu không được lấy vôi răng triệt để có thể gây ra viêm nướu hoặc viêm nha chu.

be-bi-dau-rang-nen-uong-thuoc-gi-1
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi thiếu các răng phía trước răng cửa, răng nanh sẽ là vấn đề lớn có ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Ngoài ra, răng còn là bộ phận có tác dụng nâng đỡ kích thước dọc của gương mặt nên khi thiếu đi sẽ làm cho khuôn mặt bị móm và không cân xứng.

  • Trở ngại trong phát âm, giao tiếp

Khi mọc thiếu răng, đặc biệt là răng phía trước sẽ làm cho việc phát âm có nhiều trở ngại, thậm chí nếu kéo dài có thể khiến bạn bị nói ngọng.

  • Tiêu xương ổ răng

Tại vị trí thiếu răng không nhận được các lực sinh lý trong ăn nhai hằng ngày như những vùng khác nên không xảy ra các phản ứng tạo xương cần thiết. Theo thời gian, lượng xương ở đó sẽ giảm đi và dẫn đến hiện tượng tiêu xương ổ răng gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

  • Chức năng ăn nhai suy giảm

Khi thiếu một răng hoặc 1 vài răng trên cung hàm làm cho chức năng ăn nhai bị suy giảm. Đặc biệt nếu thiếu răng cối thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai vì đây là răng có công dụng nghiền thức ăn. Khi thực phẩm không được nghiền nát kỹ thì dạ dày cần phải làm việc nhiều hơn và có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Theo thời gian nếu không tìm cách khắc phục thì hệ tiêu hóa sẽ xuống cấp và gây ra một số bệnh lý như đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Theo thời gian hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải và suy yếu dần, khi đó dễ dẫn tới một số bệnh lý khác như đau dạ dày hay trào ngược.

dau-rang-o-tre-em-6
Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....