Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh

Thứ Năm, 06/10/2022 04:22 PM (GMT+7)

Thông thường, tình trạng bẹp đầu không làm ảnh hưởng gì tới sự phát triển của các bé và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, trong các trường hợp bẹp đầu từ trung bình cho đến nặng sẽ có thể dẫn đến các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đầu phẳng, hoặc hội chứng đầu bẹt, thường xảy ra khi trẻ ngủ với đầu quay về cùng một bên trong những tháng đầu đời. Điều này khiến một phần đầu bị phẳng, ở một bên hoặc phía sau đầu, dẫn đến hình dạng không cân xứng.

Trẻ sơ sinh thường bị bẹp đầu thấy rõ ở khoảng 6 tuần tuổi, tăng tối đa lên ở khoảng tháng thứ tư sau đó sẽ giảm dần theo thời gian trong 2 năm đầu đời. Có 2 dạng bẹp đầu phổ biến là dạng méo về một bên đầu và dạng bẹp ở phía đằng sau chẩm sau đầu. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng ở trẻ

  • Mẹ sinh nhiều con một lúc

Người mẹ mang nhiều thai sẽ làm không gian sinh trưởng của thai bị hạn chế. Do đó, một số trẻ sinh đôi, sinh ba có thể mắc hội chứng đầu phẳng ngay từ khi chưa ra đời. Với các mẹ chỉ có một thai nhưng tử cung nhỏ, thai không có nhiều không gian để phát triển và di chuyển, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng đầu phẳng.

  • Thai ngôi mông

Hội chứng đầu phẳng cũng có thể xảy ra với những thai ngôi mông, do hộp sọ của trẻ bị chèn ép bởi xương sườn của mẹ.

  • Trẻ ngủ tư thế nằm ngửa

Trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Nằm ngửa là tư thế nằm ngủ phổ biến nhất, giúp giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ em(SIDS). Tuy nhiên, khi trẻ ngủ tư thế nằm ngửa liên tục, áp lực tác động vào một điểm kéo dài sẽ tạo nên mặt phẳng trên hộp sọ.

benh-bep-dau-tre-so-sinh
  • Trẻ mắc bệnh lý vẹo cổ (torticollis)

Trẻ bị vẹo cổ sẽ có đầu bị nghiêng sang một bên và cằm nghiêng sang hướng ngược lại. Trẻ bị tật vẹo cổ cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng đầu phẳng vì chúng thường ngủ quay đầu sang một bên.

  • Trẻ sinh non

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng cao hơn do hộp sọ của trẻ sinh non mềm hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....