Kinh nguyệt thất thường: Nguyên nhân vì sao?

Thứ Năm, 27/10/2022 09:41 AM (GMT+7)

Kinh nguyệt không đều luôn để lại nhiều nỗi phiền toái đối với chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với tâm lý, sức khỏe. Bởi thế, việc phát hiện và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này là điều mà chị em cần phải làm trước tiên.

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường

  • Do quá trình dậy thì 

Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. 

Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định. 

  • Trạng thái tinh thần không ổn định

Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. 

  • Tác dụng phụ của thuốc 

Kinh nguyệt không đều xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc. Một vài loại thuốc phải kể đến như: thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm,... Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội. 

khang-dinh-co-con-gai-dang-bi-dau-bung-chua-tung-quan-he-ket-qua-khien-nguoi-me-nga-quy-thai3_result-1579577885-534-width640height427
  • Phụ nữ sau sinh 

Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Hormone prolactin đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng trong việc vận hành, sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, nó cũng “góp công” lớn trong việc cản trở quá trình rụng trứng ở các bà mẹ bỉm sữa. 

  • Ảnh hưởng bởi nội tiết tố 

Nhắc đến nội tiết tố chắc chắn không thể không nhắc đến estrogen và progesterone. Hai nội tiết tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nữ giới, chúng có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.

Do vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cần phải kể đến chính là do mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm mà còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. 

  • Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Hiểu một cách đơn giản, tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa. 

Một số biện pháp giúp làm ổn định chu kỳ kinh nguyệt

  • Bổ sung vitamin

Bổ sung lượng vitamin D đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, vitamin D cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác như ngăn ngừa một số bệnh, hỗ trợ giảm cân và thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm.

Bên cạnh đó, vitamin B được chứng minh về tác dụng giảm nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt và ổn định tình trạng kinh nguyệt bất thường.

07-10-2022_11_00_26_bo-sung-vitamin-b
  • Thay đổi lối sống

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp kiểm soát cân nặng hoặc tăng hay giảm cân khoa học mà không ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể.

  • Thay đổi biện pháp tránh thai

Nếu tình trạng kinh nguyệt thất thường diễn ra hơn 3 tháng sau khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, hãy thử thay đổi các biện pháp tránh thai khác như cấy que tránh thai, bao cao su…

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....