Lai Châu tổ chức tuyên truyền phòng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Thứ Bảy, 16/09/2023 12:26 PM (GMT+7)

Nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, vừa qua, Đoàn xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại bản Huổi Mắn.

nguoi-dan-nam-cha-tim-hieu-ve-tac-hai-cua-cua-hon-nhan-can-huyet-thong

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ đi ngược với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật, mà nguy hiểm hơn còn để lại cho gia đình, xã hội và thế hệ tương lai những hệ lụy khôn lường, là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.

Phụ nữ kết hôn cận huyết thống khi sinh con ra rất dễ bị tử vong, bệnh tật và không có cơ hội để lao động dẫn tới đói nghèo, cuộc sống khó khăn và nguy cơ tan vỡ trong hôn nhân cao. Nhiều trẻ em gái không có cơ hội làm mẹ vì cơ thể yếu ớt, chưa phát triển toàn diện, hạn chế cơ hội học tập.

Đối với tảo hôn, trẻ em gái khi kết hôn sớm, sẽ làm cho sức khỏe của họ yếu đi, đặc biệt có thể gặp nhiều biến chứng khi mang thai. Về tinh thần và thể chất, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây những tác động rất tiêu cực tới phụ nữ. Khi tảo hôn, trẻ em gái sẽ bị sốc tâm lý, có thể bị trầm cảm, rối loạn tâm thần do bất đồng về quan điểm sống, thậm chí dẫn tới bạo lực gia đình. Về thể chất, cơ thể của các em gái tảo hôn chưa phát triển hoàn thiện, toàn diện, đặc biệt là cấu trúc cơ quan sinh sản nên dễ gặp biến chứng như sảy thai, sinh non, thai lưu, mang thai có dị tật bẩm sinh. Khi mang thai như vậy sẽ có nhiều nguy cơ, rủi ro sức khỏe cho bà mẹ như tử vong, khi sinh có thể xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe các cán bộ Đoàn xã triển khai một số vấn đề như thế nào được gọi là Tảo hôn (Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định). Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã Nậm Chà nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, hậu quả, hệ lụy của tảo hôn để lại đối với chính bản thân cặp vợ chồng cũng như gia đình, xã hội trong hiện tại và tương lai. Từ đó tuyên truyền các giải pháp giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn.

Cũng tại hội nghị, Đoàn xã Nậm Chà cũng chia sẻ tới bà con về nội dung hôn nhân cận huyết thống. Đây là một hủ tục phổ biến và tồn tại ở nhiều nơi đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Vấn nạn này không chỉ vi phạm về mặt đạo đức và pháp luật, mà còn gây nhiều hệ luỵ khác cho xã hội.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...