Làm gì để đẩy xa vi khuẩn HP khỏi cơ thể?

Chủ Nhật, 29/12/2019 12:39 PM (GMT+7)

Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Những thói quen này sẽ giúp bạn đẩy lùi vi khuẩn HP khỏi cơ thể.

Tính đến thời điểm hiện tại, Helicobacter Pylori (HP) là loài vi sinh vật duy nhất tồn tại trong dạ dày của con người và đã được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư.

hp

Các chuyên gia khuyên bạn chú ý tới 6 hành động dưới đây:

Chú ý đến sức khỏe chế độ ăn uống

Nhiều người không chú ý đến vấn đề này và thường ăn thực phẩm không lành mạnh kém sạch sẽ, đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến vi khuẩn HP phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu muốn phòng tránh HP lâu dài, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa suy giảm chức năng đường tiêu hóa.

Không chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác

Việc vệ sinh cá nhân và dùng chung các dụng cụ như bộ đồ ăn, bàn chải đánh răng… có thể gây lây nhiễm vi khuẩn, khả năng bị nhiễm HP là tương đối cao. Nên chú ý đến vệ sinh cá nhân và không chia sẻ các thiết bị cá nhân với người khác.

Thể thao lành mạnh

Nếu bạn thường xuyên ít vận động, sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho HP "xâm lược" cơ thể.

Ngủ đủ giấc

Nếu thời gian ngủ đủ, sức đề kháng có thể được cải thiện. Thông qua giấc ngủ, nó có thể giúp ngăn ngừa HP và ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng các, nâng cao quá trình làm việc của hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.

Tránh xa thuốc lá và rượu

Uống rượu trong thời gian dài là một thói quen không tốt cho sức khỏe con người. Nó có thể dẫn đến suy giảm chức năng đường tiêu hóa dưới tác hại của các chất có hại trong thuốc lá và rượu, và sự xâm nhập của HP.

Tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái

Nhiều người vì căng thẳng mà có cảm xúc xấu trong một thời gian dài. Tác động của những cảm xúc tiêu cực này sẽ dẫn đến sức đề kháng yếu, thậm chí gây suy giảm chức năng của các cơ quan như não bộ và hệ tiêu hóa... 

Bệnh nhân khi bị nhiễm vi khuẩn HP vẫn có thể sống khỏe mạnh và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân, bệnh có thể gây ra các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bao gồm: Đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơi, hôi miệng, giảm cân không chủ ý.

Trường hợp nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng rõ rệt như cơn đau bụng dữ dội và dai dẳng, khó nuốt, phân lẫn máu hoặc có màu đen, nôn ra máu hoặc dung dịch nôn có màu đen hay trông như bã cà phê.

Ở môi trường acid như dạ dày, vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....