Nhiễm HPV khi nào trở nên nguy hiểm?

Thứ Năm, 26/09/2019 02:58 PM (GMT+7)

Nhiễm HPV kéo dài trên 12 tháng mới có nguy cơ tiến triển từ từ thành các u tân sinh trong biểu mô của cổ tử cung, âm hộ, dương vật hay hậu môn mà thường là các tổn thương tiền ung thư, và cuối cùng là ung thư xâm lấn.

BS Nguyễn Bá Hưng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội chia sẻ, HPV là một trong số ít virus sinh u ở người và là virus lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất.

Hiện nay, có khoảng 200 týp HPV khác nhau đã được nhận diện. Trong số này, có trên 30 týp HPV gây nhiễm qua đường tình dục và chia thành hai nhóm – nhóm “nguy cơ cao” và nhóm “nguy cơ thấp” đối với khả năng gây ung thư.

Nhiễm HPV nguy cơ cao là nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV nhóm “nguy cơ thấp” là nguyên nhân của một số bệnh lý lành tính như: các loại u nhú ở da, thanh quản, mụn cóc sinh dục…

hpv

Tình trạng nhiễm HPV khá phổ biến nhưng phần lớn chỉ thoáng qua (80%), không có triệu chứng và sẽ thải loại được virus. Số còn lại nhiễm HPV kéo dài trên 12 tháng mới có nguy cơ tiến triển từ từ thành các u tân sinh trong biểu mô của cổ tử cung, âm hộ, dương vật hay hậu môn mà thường là các tổn thương tiền ung thư, và cuối cùng là ung thư xâm lấn.

Để ngăn ngừa tình trạng này, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã có khuyến nghị về việc sử dụng vắc-xin HPV tương tự như các khuyến nghị từ Ủy ban Tư vấn Liên bang về Thực hành Chủng ngừa (ACIP), bao gồm:

Nên bắt đầu tiêm vắc-xin HPV định kỳ cho bé gái và bé trai ở tuổi 11 hoặc 12. Lộ trình tiêm chủng có thể được bắt đầu ngay từ khi 9 tuổi.

Tiêm vắc-xin HPV cũng được khuyến nghị cho nữ từ 13 đến 26 tuổi và nam từ 13 đến 21 tuổi chưa bắt đầu tiêm vắc-xin hoặc đã bắt đầu nhưng chưa hoàn thành các mũi tiêm nhắc lại. Nam giới từ 22 đến 26 tuổi cũng có thể được tiêm phòng.

Tiêm vắc-xin HPV cũng được khuyến nghị cho đến 26 tuổi đối với nam quan hệ tình dục đồng giới và những người có hệ miễn dịch yếu (bao gồm cả người nhiễm HIV), nếu trước đó họ chưa được tiêm phòng.

Đối với những người từ 22 đến 26 tuổi chưa bắt đầu tiêm vắc-xin hoặc đã bắt đầu nhưng chưa hoàn thành các mũi tiêm nhắc lại, điều quan trọng cần biết là tiêm vắc-xin càng muộn thì hiệu quả giảm nguy cơ ung thư sẽ ít hơn.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng không có loại vắc-xin nào cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn chống lại tất cả các loại vi-rút gây ung thư, vì vậy việc sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ vẫn là cần thiết.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....