Làm thế nào để bé không bị đầy hơi khi bú bình

Thứ Năm, 05/09/2019 11:24 AM (GMT+7)

Việc nuốt phải không khí khi đang bú bình có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi hoặc trướng bụng. Vậy mẹ phải làm sao?

1. Bế bé sát người mẹ khi cho con bú

Để tránh đầy hơi (kết quả từ nuốt quá nhiều không khí) khi bé bú bình, bạn cần bế bé sao cho đầu bé ở một góc 45º (bé nằm ở chỗ lõm khủy tay gập lại của mẹ, cánh tay của mẹ ép nhẹ nhàng dọc theo mình con, còn bàn tay mẹ chạm tới mông của con).Bế bé sát người mẹ nhất, bởi như thế sẽ tốt cho dạ dày của bé. Bé có thể hơi “lọt” vào trong lòng mẹ nhưng như thế sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và dễ chịu khi bú bình.

2. Miệng bé bám tốt vào núm vú cao su

Miệng của bé “bám” vào ti cao su tốt sẽ giúp bé bú được no, hạn chế hít phải không khí thừa bên ngoài.

Ban đầu, bạn cần dạy cho bé cách làm sao để bú bình đúng. Chẳng hạn, bạn cọ nhẹ đầu ti cao su vào môi dưới của bé. Điều này khuyến khích bé mở to miệng. Một khi thấy miệng bé mở to, bạn đưa núm vú bình sữa vào miệng bé, hơi sâu bên trong miệng một chút. Cả phần đầu ti trên núm vú cao su cần được đưa vào bên trong miệng của bé, miệng bé mở rộng nhưng phải thoải mái, không quá căng nhưng cũng không quá mím.

Cần chú ý để đầu ti cao su ở trên lưỡi của bé, không phải dưới bề mặt lưỡi (điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng không lưu ý là dễ mắc lỗi).

3. Kiểm soát dòng chảy của sữa

cho-tre-bu-binh-dung-cach

Núm vú cao su có nhiều loại cho từng giai đoạn phát triển của bé. Bé lớn hơn tức là cần núm vú bình sữa có tốc độ chảy sữa nhanh hơn. Bé mới sinh cần núm vu cao su ở giai đoạn một và cần thay núm vú bình sữa khi bé lớn hơn. Núm vú với lỗ đục để sữa chảy có tác dụng kiểm soát dòng chảy nhanh – chậm của sữa trong bình. Bạn nên chọn núm vú bình sữa với dòng chảy thích hợp để ngăn cản bé nuốt phải khí thừa khi bú bình.

4. Giúp bé ợ

Bạn có thể vỗ lưng giúp bé ợ khi bé bú bình được một lúc nhưng chưa hết sữa hoặc chờ khi bé đã bú hết sữa trong bình. Có 3 vị trí phổ biến giúp bé ợ hơi là bế bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi vỗ nhẹ vào lưng bé; bé ngồi trong lòng mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé và bé nằm sấp trên đùi mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé.

Bạn không nên vỗ mạnh thì bé mới ợ mà chỉ cần vài cái vỗ nhẹ nhàng. Nhưng đừng lo lắng nếu bé không ợ. Không phải lần nào vỗ lưng bé cũng ợ.

5. Rót sữa để tránh bị nổi bong bóng khí

- Trộn sữa hoặc sữa bột vào 1 cái bát hay cái cốc riêng. Bạn nên cẩn thận khi pha sữa bột vào bình sữa vì lúc này, các bọt khí sẽ dễ dàng hình thành. Khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bong khí.

- Tránh rót sữa quá cao so với bình sữa. Thay vào đó, mẹ có thể đặt bát hoặc cốc càng gần mép chai càng tốt và từ từ đổ sữa vào chai. Nếu đổ sữa công thức ra chén hoặc bình sữa quá cao, sữa sẽ rơi xuống đáy bình và dễ hình thành bọt khí. Đổ sữa từ từ giúp chắc chắn việc không hình thành bọt khí khi pha sữa.

 - Tránh lắc chai. Nếu pha sữa công thức, mẹ nên khuấy sữa chứ không phải lắc chai. Việc lắc mạnh chai có thể khiến bong bong khí xuất hiện. Khuấy sữa bằng đũa gỗ hoặc bằng dao giúp sữa hòa tan tốt hơn.

- Để bình sữa một lúc trước khi cho bé bú. Mẹ nên pha sữa trước 5-10 phút thời gian cho bé bú sữa. Để bình sữa đứng lúc pha sữa giúp tăng thời gian phân hủy và tan các bọt khí.

Ngoài ra, chuẩn bị sữa cho bé trước thời gian cho bé bú để tránh việc vội vã khi pha sữa. Khi vội, mẹ có khả năng khuấy sữa nhanh hơn, điều này dẫn đến hình thành các bong bóng.

- Dùng bình sữa có dung tích đủ cho một lần sử dụng. Nếu đổ sữa đầy bình, sẽ có ít không gian cho bọt khí hình thành.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....