Lưu ý trong thời gian ra sản dịch sau sinh

Thứ Ba, 25/08/2020 09:48 AM (GMT+7)

Sản dịch bình thường sẽ không có mùi hôi, chỉ có mùi tanh nhẹ, thường kéo dài khoảng 20 ngày, một số ít sản phụ có thể kéo dài từ 40-45 ngày và lượng cũng sẽ giảm đi rõ rệt.

san-dich-sau-sinh

 Sản dịch là gì?

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường.

Dịch chảy từ âm đạo sau khi mẹ hoàn thành ca sinh được gọi là sản dịch sau sinh.

Sản dịch sẽ bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể có cả vi khuẩn.

Tử cung sẽ co bóp để đóng các mạch máu và nhờ đó, lượng máu chảy ra ngoài giảm xuống, sau khi thai được xuất ra khỏi cơ thể.

Sản dịch sẽ có sự thay đổi màu trong vài ngày. Màu đỏ tươi của sản dịch sẽ giảm dần ở vài tuần đầu khi dòng chảy trở nên ít dần.

Sản dịch sau sinh có thể có từ 2-4 tuần tùy thuộc vào cơ địa từng đối tượng. Trong vòng 2 tháng, tình trạng này sẽ biến mất.

Không nên làm việc quá sức vì như vậy sẽ khiến sản dịch có thể lại xuất hiện.

Sản dịch sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Ngay sau khi sinh con, dù là sinh thường hay sinh mổ, sẽ xuất hiện sản dịch.

Màu của sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu đỏ nâu kéo dài trong 1 tuần, sau đó sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng vào khoảng 10 ngày sau bởi khi đó thành phần chủ yếu trong sản dịch là các tế bào bạch cầu và tế bào niêm mạc tử cung.

Tình trạng sản dịch sau sinh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Sản dịch sau sinh mổ thường ít hơn so với sinh thường.

3 ngày đầu sau sinh, sản dịch gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm.

4-8 ngày sau sinh, sản dịch sẽ trở nên loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn.

9 ngày sau sinh thì sản dịch không có màu, chỉ là dịch trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử.

Sản phụ sinh con so hoặc cho con bú thì sản dịch sẽ nhanh hết hơn do việc co hồi của tử cung nhanh hơn.

Vài tuần đầu sau sinh, sản dịch màu đỏ tươi sẽ giảm dần khi dòng chảy dần dần ít đi. Nếu sản phụ hoạt động quá nhiều hoặc quá sớm, làm việc quá sức, sản dịch có thể sẽ lại xuất hiện.

Sản dịch sau sau sinh: Khi nào là bất thường?

Sản dịch bình thường sẽ không có mùi hôi, chỉ có mùi tanh nhẹ, thường kéo dài khoảng 20 ngày, một số ít sản phụ có thể kéo dài từ 40-45 ngày và lượng cũng sẽ giảm đi rõ rệt.

Sản dịch sẽ chuyển màu từ đỏ tươi rồi dần dần chuyển sang vàng trong

Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ sau sinh có dấu hiệu bất thường về sản dịch, đặc biệt là hiện tượng bế sản dịch sau sinh. Sau đây là một vài dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh:

Dịch âm đạo có mùi hôi, mùi khó chịu

Sản dịch bình thường sẽ không có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể sẽ bị các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, trực khuẩn, liên cầu...Khi đó, sản dịch sẽ có mùi tanh và độ pH kiềm. Sản dịch sẽ có mùi hôi khi bị nhiễm khuẩn.

Sản dịch có màu đỏ tươi và nhiều như tuần đầu tiên sau sinh

Sản dịch kéo dài hoặc hết màu đỏ sẫm lại ra máu cần theo dõi sót rau sau khi sinh

Chảy máu nhiều hơn

Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, máu vẫn chảy nhiều hơn và màu đỏ tươi sau 4 ngày sinh

Xuất hiện nhiều cục máu

Khi ấn vào đáy tử cung, sản dịch có màu đen kèm theo mùi hôi

Khi ấn vào bụng thấy có cục ở trong và bụng cứng

Nhịp tim không đều

Bị sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh

Phụ nữ sẽ cảm thấy chóng mặt, người mệt mỏi

6 tuần sau sinh, tình trạng chảy máu âm đạo trở lại, nếu không quá nhiều và không kèm các triệu chứng gì khác thì có thể là ra kinh non. Tuy nhiên, cần đi kiểm tra để xác định không có gì bất thường xảy ra.

 Lưu ý trong thời gian ra sản dịch

Không sử dụng tampon quá sớm: Không nên sử dụng trong 6 tuần đầu tiên vì có thể sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung. Phương án tốt nhất vẫn là sử dụng băng vệ sinh.

Luôn giữ vệ sinh tuyệt đối: Mỗi ngày nên tắm rửa và làm sạch cơ thể. Thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi giờ.

Nên lựa chọn quần áo rộng rãi, nếu những vết sản dịch không được giặt sạch thì nên bỏ đi, không nên dùng lại.

Cần để ý tới các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau bụng hoặc sốt...các dấu hiệu này đều là những biến chứng nguy hiểm. Cần đến ngày các cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra.

Khi thấy dấu hiệu chậm hết dịch và bị sốt, cần nghĩ ngay đến hiện tượng bế sản dịch.

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của chính bản thân, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những ảnh hưởng sau sinh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....