Mách bạn cách phân biệt giữa thai nấc và thai máy

Thứ Bảy, 12/09/2020 03:35 PM (GMT+7)

Thai nấc và thai máy là hai hiện tượng dễ gây nhầm lẫn bởi cả hai hiện tượng này đều khiến mẹ cảm nhận được những chuyển động trong bụng bầu. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy có sự khác biệt:

thai-nhi-nac-cut

Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc, bạn sẽ thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xảy ra một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.

Thời gian: Mỗi lần bé bị nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút, còn thai máy thì kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.

Mức độ: Ở tam cá nguyệt thứ 2, mức độ tác động khi thai máy và khi bé nấc đều khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt lớn. Khi bé nấc, bạn chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng, còn khi thai máy, bé sẽ chuyển động rất mạnh, đôi lúc, bạn còn thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

Làm gì khi bé bị nấc trong bụng mẹ?

Nếu bạn phát hiện những tiếng nấc của con, bạn không cần quá lo lắng và vội vàng đi khám bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Bạn chỉ cần:

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Duy trì một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên

Nhiều người nghĩ rằng con nấc là do đói và khát nên cố gắng ăn nhiều một thứ gì đó. Tuy nhiên, điều này không đúng và bạn đừng làm theo nhé.

Nếu tần suất bé nấc tăng lên, bạn có thể thử thay đổi tư thế. Chẳng hạn, nếu bạn đang nằm nghiêng bên trái thì thử quay sang bên phải, đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Việc mẹ bầu thay đổi vị trí sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu tình trạng bị nấc.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng thai nhi nấc cụt?

Hiện tượng nấc cụt của thai nhi không gây đau đớn cho bạn nhưng lại có thể khiến bạn mất tập trung. Không những vậy, nếu cơn nấc của bé kéo dài, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ để giúp hạn chế tình trạng thai nhi nấc cụt:

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ

Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các thực phẩm giàu protein bởi những thực phẩm này có thể giúp bé thư giãn và ít bị nấc

Uống nhiều nước và giữ ẩm cho cơ thể

Ngủ đủ giấc

Đếm số lần thai nấc và thời gian của mỗi lần nấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Khi nào bạn nên đi khám?

Nếu bạn nhận thấy hiện tượng thai nhi nấc cụt tăng lên đột ngột với những chuyển động bất thường, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn siêu âm để biết chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm về hiện tượng thai nhi nấc cụt. Nếu được, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ kỹ hơn về những cử động lạ có thể gặp để an tâm hơn. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để xác nhận tình trạng thai nhi nấc cụt.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....