Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

Thứ Bảy, 12/09/2020 07:29 AM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, thai nhi nấc cụt là một hiện tượng bình thường và không đáng lo như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khỏe mạnh.

nac-cut

Hiện tượng thai nhi nấc cụt

Theo dõi và phân tích những chuyển động của bé trong bụng, bạn sẽ cảm nhận được sự phát triển cũng như phát hiện ra những điều bất thường của bé. Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều (giống như đồng hồ tích tắc) hoặc giống những tiếng gõ đều phát ra từ bên trong bụng dưới thì cũng đừng quá lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi nấc cụt. Theo các chuyên gia, thai nhi nấc cụt là một hiện tượng bình thường và không đáng lo như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khỏe mạnh.

Những cơn nấc chỉ diễn ra khi hệ thần kinh trung ương của bé đã phát triển hoàn toàn để sẵn sàng cho việc thở. Thực tế, thai nhi có thể nấc từ rất sớm, ở giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng tuần thứ 9) nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này vì lúc ấy bào thai còn quá nhỏ. Mãi cho đến cuối quý 2, đầu quý 3 của thai kỳ, bạn mới cảm nhận được điều này rõ ràng.

Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

Chuyển động bất thường của cơ hoành

Cũng như người lớn, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành.Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

Dây rốn bị chèn ép

Vào tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

Bé tập phản xạ bú mút

Trong bụng mẹ, thai nhi đã hình thành những tính cách riêng, có những bé hiếu động nhưng lại có những bé khá trầm tính. Những em bé hiếu động thường vung tay, đạp chân, hoạt động nhiều gây ra tình trạng nấc cụt thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Quá trình này sẽ giúp điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời và giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi.

 Biểu hiện của thai nhi bị nấc

Nhịp điệu: Thai nhi bị nấc cụt có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Bà bầu đặt tay lên bụng cảm nhận thấy rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Khác với nấc cụt, thai máy (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng giữa) hay cử động thai (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng cuối) sẽ không có nhịp điệu đều như vậy mà có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.

Thời gian: Thời gian trung bình của mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút một cơn. Một ngày có thể từ một đến vài cơn nấc xuất hiện. Nhiều bà bầu có thể cảm nhận được cơn nấc của em bé trong suốt quá trình mang thai nhưng có nhiều mẹ đã nói rằng chưa biết biểu hiện nấc của con mình như thế nào. Đây cũng là điều bình thường, vì vậy nếu không cảm nhận được con bị nấc,các mẹ bầu cũng đừng lo lắng.

Thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua siêu âm thai nhi.

Mức độ: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ.

Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị nấc

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....