Mẹ bầu cần làm gì khi bị ốm, sốt để thai nhi luôn khỏe mạnh?

Thứ Bảy, 02/02/2019 10:54 AM (GMT+7)

Trong quá trình mang thai 9 tháng, việc giữ gìn cơ thể để tránh mắc bệnh chính là điều vô cùng quan trọng để giúp mẹ bầu và thai nhi đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng nếu không may bị ốm, sốt, mẹ bầu nên làm gì?

 

Empty

1. Mẹ bầu bị ốm, sốt nguy hiểm như thế nào?

Đây là câu hỏi của gần như tất cả phụ nữ mang thai khi cơ thể có dấu hiệu bị ốm hoặc sốt. Trong giai đoạn đầu từ 1-3 tháng, cơ thể mẹ bị sốt nhẹ chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng sốt cao trên 39,5 độ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Vào tuần thứ 4 đến thứ 14, phụ nữ mang thai bị sốt cao, tắm bồn nước nóng hay tắm hơi sẽ có nguy cơ cao gây dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, mẹ bị sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ trường hợp bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.

2. Mẹ bầu cần làm gì khi bị ốm, sốt?

Những mẹ bầu khi bị ốm, sốt cần được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên và liên tục. Ngoài ra, nên áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn và phù hợp kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Những phương pháp an toàn giúp mẹ bầu hạ sốt an toàn có thể áp dụng:

Empty
  • Cởi bỏ bớt quần áo và nằm nghỉ tại nơi thoáng mát, sau đó dùng khăn ướt vắt khô và lau qua để làm mát cơ thể tại các vị trí cổ, nách và bẹn để hạ nhiệt hiệu quả.
  • Không nên đắp các loại chăn dày hoặc đắp kín vì sẽ hạn chế quá trình tỏa nhiệt gây sốt cao hơn. Thay vào đó, mẹ bầu bị sốt cao nên đắp một lớp chăn mỏng.
  • Đảm bảo không khí trong lành và thoáng đãng. Bạn có thể mở hé cửa sổ để thông gió, giúp cơ thể dễ chịu hơn.
  • Uống nhiều nước và uống liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho bà bầu bị sốt mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít.
  • Mẹ bầu nên ăn các món ăn có dạng lỏng và nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa dễ hấp thụ và tiêu hóa.
  • Khi bị sốt, bà bầu không nên ăn trứng. Lý do là vì trứng có lượng lớn protein có khả năng gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein.
  • Mẹ bầu nên ăn nhiều tỏi. Bạn ó thể giã nhỏ tỏi rồi uống cùng với nước sẽ giúp giải cảm. Hoặc bạn cho gia vị này vào các món ăn để tỏi phát huy tác dụng.
  • Bà bầu khi bị cảm cúm có thể tự pha dung dịch nước muối loãng với tỷ lệ 1/4 thìa muối trong một chén nước. Dung dịch này có thể sử dụng để súc miệng và nhỏ mũi.
  • Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với một chút mật ong vào nước ấm giúp trị ho, viêm họng. Các mẹ cũng có thể dùng trái quất và mật ong hấp lên để ăn giúp trị ho nhé.

Ốm, sốt là những tình trạng bệnh lý bình thường. Thế nhưng nếu trong quá trình mang thai bà bầu gặp phải thì cần đặc biệt lưu tâm. Hãy để mẹ và bé luôn được an toàn và khỏe mạnh trong mọi trường hợp bằng những lưu ý đơn giản nhé.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...