Mẹ bầu ra khí hư bất thường khi mang thai nên làm gì?

Thứ Tư, 20/05/2020 11:26 AM (GMT+7)

Hầu như trong suốt quá trình thai kỳ, bác sỹ luôn khuyên mẹ bầu cần chú ý theo dõi những dấu hiệu khí hư bất thường cũng như những thay đổi khác của cơ thể để chủ động thăm khám trong thời gian sớm nhất, phòng ngừa biến chứng.

mang-thai

 Đặc điểm khí hư khi mang thai

Nhiều mẹ bầu khi nhận thấy vùng kín xuất hiện khí hư bất thường có chung nỗi lo lắng về viêm nhiễm hay vấn đề thai nhi. Tuy nhiên nếu khí hư ra nhiều nhưng không kèm theo mùi hôi hay có màu sắc lạ, vùng kín không có triệu chứng bất thường thì chị em không nên lo lắng.

Nguyên nhân của tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, lượng estrogen tăng để phù hợp với sự phát triển thai nhi. Thông thường khí hư sẽ có màu hơi ngả vàng với số lượng nhiều vào những tháng đầu và cuối thai kỳ. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ bị viêm phụ khoa khi mang thai.

Khí hư bất thường khi mang thai

Mẹ bầu cần chú ý đến khí hư bất thường khi mang thai với các dấu hiệu sau:

Khí hư ra nhiều và có mùi hôi: khí hư sinh lý khi mang thai ra nhiều nhưng không có mùi và không gây ngứa, còn khi khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu thì có thể do mẹ bầu đã bị viêm nhiễm phụ khoa, thường gặp nhất là viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, nhiễm vi khuẩn.

Khí hư màu xanh khi mang thai: đây có thể là dấu hiệu viêm âm đạo nặng do bị nhiễm nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Những triệu chứng thường gặp có thể thấy như khí hư ra nhiều, có màu xanh, trắng đục và mùi hôi tanh... Trường hợp này khá thường gặp ở chị em mang bầu. Trong hầu hết các trường hợp, khí hư có màu xanh lá cây xuất hiện là do sự hiện diện của loại ký sinh trùng Trichomonas vagis. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến vấn đề khí hư xanh như: viêm vùng chậu, viêm âm đạo do vi khuẩn, có dị vật lạ, bệnh lậu, nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, rỉ nước ối...

Khí hư có màu vàng khi mang thai: Triệu chứng bất thường này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng chị em đã bị viêm phụ khoa nặng.

Khí hư màu nâu hay khí hư có lẫn máu khi mang thai: là hiện tượng mà chị em cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, mang thai ngoài tử cung. Đồng thời, hiện tượng bất thường này cũng có thể là dấu hiệu sinh non, thai chết lưu và những biến chứng thai nhi khác ở những tháng cuối của thai kỳ. Trong các trường hợp khác, mẹ bầu thấy khí hư ra có chứa nhiều chất nhầy, khí hư có màu đỏ sậm vào những tuần cuối thai kì thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Mẹ bầu ra khí hư bất thường khi mang thai nên làm gì?

Hầu như trong suốt quá trình thai kỳ, bác sỹ luôn khuyên mẹ bầu cần chú ý theo dõi những dấu hiệu khí hư bất thường cũng như những thay đổi khác của cơ thể để chủ động thăm khám trong thời gian sớm nhất, phòng ngừa biến chứng. Đây là cách mẹ bầu bảo vệ sức khỏe bản thân trong thời kỳ nhạy cảm cũng như chăm sóc và bảo vệ con yêu tốt nhất.

Khi xuất hiện những dấu hiệu khí hư bất thường khi mang thai, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ cần lưu ý những điều khi thấy khí hư bất thường sau:

Khí hư khi mang thai có màu gì thì mẹ cũng không nên tùy tiện mua và sử dụng thuốc uống, thuốc đặt khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc ở thời điểm thai kỳ này cần hết sức thận trọng vì nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Thăm khám phụ khoa tại cơ sở y tế uy tín, điều trị và khắc phục hiện tượng khí hư bất thường sớm trước khi sinh để tránh lây nhiễm sang em bé.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, không tùy tiện áp dụng những mẹo chữa dân gian không khoa học.

Phòng ngừa khí hư khi mang thai

Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa khí hư khi mang thai

Ngoài ra, để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe tránh viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai nhạy cảm, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau:

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh vùng kín là điều thực sự quan trọng trong khi mang thai nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Do vậy, nên chú ý lau khô sau khi đi vệ sinh, thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ, ưu tiên ăn các phẩm làm sạch không mùi.

Tránh thụt rửa

Mẹ bầu nên tránh thụt rửa âm đạo vì việc này sẽ làm xáo trộn cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng, sinh non...

Không tắm bồn

Tắm bồn có thể gây kích ứng, gây ngứa ở bộ phận sinh dục, nhất là phụ nữ mang thai. Vì thế, dẫu cho không có gì thoải mái hơn việc ngâm mình trong nước thư giãn sau một ngày dài thì mẹ bầu vẫn nên hạn chế sở thích này nhé.

Ra nhiều khí hư khi mang thai nếu không kèm theo mùi hôi, màu sắc kì lạ, triệu chứng đau ngứa vùng kín thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nhưng hãy cẩn thận với các triệu chứng khí hư bất thường, nên sớm đến cơ sở y tế để chẩn đoán điều trị, tránh biến chứng đến thai nhi.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....