Mẹ bầu sốt khiến thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào?

Thứ Năm, 09/02/2023 09:14 AM (GMT+7)

Sốt trong thai kỳ rất phức tạp do có nhiều nguyên nhân khác nhau, cộng với việc tình trạng bầu bì mệt mỏi khiến việc truy tìm nguyên nhân đôi lúc khó khăn vì chồng chéo và các triệu chứng không rõ. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ, nhiều người lo lắng bà bầu bị sốt cũng ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị sốt?

  • Viêm phổi

Đối với người bình thường khi bị mắc viêm phổi có thể được điều trị khỏi sau khoảng từ 2 - 3 tuần. Tuy nhiên đối với bà bầu diễn biến của viêm phổi và phác đồ điều trị sẽ phức tạp hơn do mức độ bệnh ở bà bầu thường nặng hơn và không phải loại thuốc nào bà bầu cũng sử dụng được vì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Nguyên nhân của bệnh là do nhiễm vi khuẩn qua đường hô hấp trên. Vì thế mẹ bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây bệnh.

mang-thai-3-thang-dau-bi-sot-virus
  • Viêm gan B

Đây là bệnh truyền nhiễm từ người sang người do virus HBV gây ra. Những phụ nữ mang thai bị mắc viêm gan B sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Cũng giống như các nguyên nhân gây hiện tượng sốt kể trên, nếu mẹ bầu gặp thêm các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi toàn thân thì cần đi kiểm tra sớm, nếu không tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu máu và thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.

  • Sốt do virus

Có thể do nhiều loại virus gây ra như cúm, rubella, quai bị, thủy đậu, virus dengue gây sốt xuất huyết. Thể hiện ở một số các biểu hiện như sốt cao 38-40 độ C, viêm long đường hô hấp trên (đau họng, chảy mũi, ho...), đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần. 

  • Viêm phổi

Đối với người bình thường khi bị mắc viêm phổi có thể được điều trị khỏi sau khoảng từ 2 - 3 tuần. Tuy nhiên đối với bà bầu diễn biến của viêm phổi và phác đồ điều trị sẽ phức tạp hơn do mức độ bệnh ở bà bầu thường nặng hơn và không phải loại thuốc nào bà bầu cũng sử dụng được vì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là tình trạng khá phổ biến ở những phụ nữ đang mang thai. Lý do là vì sự gia tăng khối lượng cơ tử cung khi mang thai khiến đường tiết niệu bị chèn ép và ứ đọng nước tiểu. Từ đây nước tiểu hay bị trào ngược lên bàng quang, tạo cơ hội để chúng sinh sôi và gây bệnh. 

  • Viêm đường hô hấp trên 

Vi khuẩn và virus rất dễ tấn công và gây viêm đường hô hấp trên, biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Khi bị viêm đường hô hấp trên, phụ nữ mang thai thường bị sốt, thân nhiệt lúc nóng, lúc lạnh thất thường. Nếu đã tích cực hạ sốt bằng chườm ấm hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng không hiệu quả, mẹ bầu phải theo dõi tại cơ sở y tế.

Mẹ bầu sốt khiến thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào?

So với thân nhiệt bà bầu, thân nhiệt của em bé trong bụng mẹ cao hơn hẳn 1 độ C. Hơn nữa, thân nhiệt của thai nhi cũng khó giảm hơn, do bé không thể đổ mồ hôi.

Đối với những trường hợp bà bầu bị sốt cao hơn 39 độ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao hơn bình thường. Rủi ro này đặc biệt cao với những mẹ mang thai từ tuần 4-14. Những trường hợp bà bầu bị sốt ở 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối không do nhiễm trùng tử cung thường không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu mang thai sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa protein và một vài quá trình sinh lý khác. Hoạt động chuyển hóa protein luôn nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu giai đoạn này, mẹ bị sốt, nhiệt độ cơ thể từ 37 – 39,5 độ C sẽ làm cho protein đi sai lộ trình và hậu quả có thể khiến mẹ bị sảy thai.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị sốt?

Khi cảm thấy cơ thể đang bị sốt, việc mẹ cần làm đầu tiên là dùng khăn ấm lau khắp người để giúp giảm nhiệt. Mẹ có thể nằm nghỉ ngơi rồi đắp khăn ướt lên trán, má. Trường hợp mẹ bị sốt cao trên 38 độ thì nên lau bằng khăn nhúng với nước ấm. Mẹ hãy lau thật kỹ ở vùng cổ, ngực, bẹn và lau liên tục cho đến khi thân nhiệt giảm xuống còn dưới 38 độ C. Đặc biệt nhớ dùng nhiệt kế đo thân nhiệt liên tục.

Mẹ nên mặc quần áo vừa đủ, không cần ủ ấm quá nhiều nhưng cũng không được ăn mặc phong phanh. Nguyên nhân là vì nếu mặc quá nhiều sẽ khiến thân nhiệt tăng, làm tình trạng sốt nặng thêm. Tuy nhiên nếu mặc quá mỏng manh thì đôi khi mẹ cảm thấy ớn lạnh và cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt để cân bằng. 

Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước khi bị sốt, có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây nhưng cần đảm bảo trái cây sạch, không chứa hóa chất. Nước cam giúp làm tăng sức đề kháng rất tốt nên mẹ ưu tiên uống loại nước này.

me-bau-uong-nuoc-chuyen-tuong-de-nhu-khong-nhung-van-phai-nho-5-dieu-nay-de-tot-cho-con-mebau-1617250071-814-width650height434

Bà bầu bị sốt nên nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Tốt nhất hãy mở cửa sổ để không khí và gió mát bên ngoài thổi vào thay vì ngồi điều hòa. Gió tự nhiên sẽ giúp mẹ hạ sốt nhanh chóng.

Ngoài ra chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm khi bà bầu bầu bị sốt. Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Nếu trường hợp sốt quá cao và kéo dài, mẹ nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp. Nếu phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê cho mẹ loại thuốc phù hợp, an toàn cho thai nhi, mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....