Mẹ cần nhớ những điều dưới đây khi chăm sóc rốn bé sơ sinh sau khi rụng

Thứ Sáu, 10/05/2019 10:21 AM (GMT+7)

Chăm sóc rốn bé sơ sinh sau khi rụng là việc làm hết sức quan trọng, các mẹ không thể lơ là bỏ qua. Việc chăm sóc rốn sau khi rụng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần ghi nhớ những điều dưới đây.

cham-soc-ron-be

Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn?

Khi còn trong bụng mẹ, rốn đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường chỉ biết đến nhau thai - có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng, oxy đến bé, giúp em bé phát triển hoàn thiện suốt 9 tháng thai kỳ mà ít quan tâm tới rốn. Trong đó, chân nhau thai được kết nối với dây rốn thông qua lỗ hổng ở bụng của bé. Như vậy, dây rốn chính là "đầu nối" quan trọng giúp dinh dưỡng đi từ nhau thai đến em bé.

Cũng theo các bác sĩ, ngay khi sinh ra, nếu nhau thai hoàn toàn được lấy hết từ tử cung người mẹ và đem bỏ thì bác sĩ vẫn giữ lại một phần ít dây rốn nối với bụng bé và chờ tới ngày dây rốn tự rụng và không dùng biện pháp y tế nào can thiệp. Và sau khoảng 1 - 2 tuần, nếu trẻ sơ sinh phát triển hoàn toàn bình thường thì dây rốn sẽ rụng.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh thế nào sau khi rụng?

Cách chăm sóc rốn sau khi rụngCũng giống như giai đoạn chưa rụng rốn, quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn thận và khoa học. Theo đó, mẹ hãy thực hiện theo quá trình sau:

1. Giữ gốc rốn luôn sạch

Ít nhất một lần trong ngày bạn cần vệ sinh gốc rốn một cách sạch sẽ bằng cách dùng vải sạch hoặc gạc bông y tế đã làm ướt với nước sạch. Nhẹ nhàng lau vùng gốc rốn để loại bỏ các chất bẩn. Lưu ý, không sử dụng thêm bất kỳ một loại xà phòng hoặc cồn rửa nào khác vì có thể gây kích ứng da bé.

2. Giữ gốc rốn luôn khô

Mẹ nên nhớ rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được “thở”, vì không khí sẽ giúp giữ cho rốn khô thoáng. Nhiều mẹ vì quá lo lắng sợ rốn bị cọ xát nên thường xuyên dùng băng băng lại, điều này hoàn toàn không đúng mẹ nhé!

3. Tắm cho trẻ sơ sinh

Sau khi rốn đã rụng bạn có thể tắm cho bé một cách thoải mái, điều này có nghĩa mẹ không cần phải sợ nước vào rốn. Việc này sẽ giúp làm sạch rốn một cách hiệu quả hơn. Nhưng chú ý không cho rốn tiếp xúc quá lâu với nước, khi tắm xong cần lau thật khô rốn của bé.

Tắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chếTắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chếĐối với những ai làm mẹ lần đầu, việc tắm cho bé sơ sinh luôn là trải nghiệm lần đầu làm mẹ bối rối. Vượt qua được ải tắm đúng cách, đúng chuẩn, mẹ còn phải trang bị thêm thông tin về những trường hợp tuyệt đối không nên tắm cho bé. Tham khảo ngay 6 trường hợp cấm kỵ sau!

4. Cẩn thận khi thay đổi tã

Đa phần các loại tã, từ tã dán cho đến tã quần sau khi mặc đều kéo đến phần eo của bé. Do đó, bạn cần gấp phần trước của tã xuống thấp hoặc nới lỏng phần eo để tránh tã cọ xát hoặc nước tiểu có thể làm ướt rốn.

5. Chọn trang phục phù hợp

Khi rốn vẫn chưa lành hẳn thì mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc quần áo chật, bó sát đặc biệt là dạng body suit vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến rốn.

6. Để gốc rốn rơi tự nhiên

Gốc rốn sẽ rụng sau khi khô do đó không nên vì bất cứ lý do gì mà tự ý bứt gốc rốn của bé ra. Việc làm này sẽ vô tình gây tổn thương đến rốn như chảy máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc rốn: Khi nào cần lo?

Trong quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường cảnh báo rốn của trẻ có thể đang gặp nguy hiểm.

Rốn có mùi hôi, chảy mủ: Nếu nhận thấy rốn của bé có mùi hôi và có mủ màu vàng chảy ra thì lúc này mẹ cần phải cảnh giác. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất khi rốn đã bị nhiễm trùng vì vậy cần đưa bé đến bệnh viện sớm.Rốn bị đỏ: Rốn và phần quanh rốn bị đỏ có thể là hiện tượng bình thường khi da bị khô rát. Tuy nhiên nếu vết đỏ vẫn còn và tiếp tục lan rộng có nghĩa rốn đang gặp vấn đề gì đó.Chảy máu: Sau khi rụng, rốn có thể bị chảy máu nhẹ và sẽ khỏi nhưng trường hợp máu chảy nhiều, khó cầm máu thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.14 quan niệm lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinh14 quan niệm lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi sau khi rụng

Có một số trường hợp khi rốn bắt đầu lành và liền sẹo, ngay tại vị trí lỗ rốn nổi lên một khối tròn bên ngoài thành bụng, đây được gọi là thoát vị rốn. Khi trẻ sơ sinh khóc lớn, ho, rặn thì khối lồi này sẽ phình to ra. Mẹ không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này bởi sau khi bé lớn hơn 1 tuổi thành bụng sẽ khỏe hơn và đóng kín lỗ hổng thành bụng, khối lồi sẽ biến mất. Nhưng đôi khi nó cũng kéo dài đến 4 hoặc 5 tuổi và mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để đẩy khồi lồi vào.

Đa phần các trường hợp rốn bị lồi thường không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu một đoạn quai ruột bị kẹt trong khối rốn lồi này sẽ rất nguy hiểm. Lượng máu tới đoạn ruột bị kẹt sẽ ít đi khi không được đẩy ngược vào ổ bụng, gây nên tình trạng đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột.

Nặng hơn sẽ gây hoại tử và nhiễm trùng lan tỏa khắp ổ bụng, vì vậy mẹ cần lưu ý khi thấy các dấu hiệu như: Bụng to tròn, trương phình bất thường; Da quanh khối rốn lồi bị sưng đỏ; Bé bị sốt, quấy khóc, khó hoặc không đi ngoài được.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....