Mẹo hay giúp mẹ tránh bị rách đáy chậu khi sinh

Thứ Hai, 05/08/2019 03:41 PM (GMT+7)

Đáy chậu là vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Mẹ có thể sinh thường dễ dàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào các cơ đáy chậu này. Sau đây là một số mẹo giúp mẹ tránh bị rách đáy chậu khi sinh.

sinh con

1. Chọn bệnh viện phụ sản uy tín

Chọn bệnh viện phụ sản uy tín là điều cực kỳ quan trọng, bởi nó đảm bảo phần nào cho sự an toàn của mẹ khi sinh nở. Hơn nữa, với kinh nghiệmdày dặn, đội ngũ bác sỹ, hộ sinh, điều dưỡng sẽ tận tâm, luôn khích lệ và hướng dẫn trong quá trình sinh nở. Nhờ vậy mà mẹ tránh được nguy cơ bị rách đáy chậu.

2. Đừng tập trung vào nhịp thở, hãy tập trung vào việc rặn đẻ

Một số người cho rằng thở tập trung vào nhịp thở và sử dụng toàn bộ sức lực cơ thể sẽ giúp đẩy em bé ra ngoài dễ dàng. Thực tế là các cơn co thắt tử cung đến rất tự nhiên, mẹ không cần lúc nào cũng phải dùng sức của toàn thân để rặn. Điều này sẽ làm giảm sự cung cấp oxy đến mẹ và bé. Mẹ sẽ bị căng cơ và thở hổn hển. Hãy thở nhẹ nhàng để cơn co không gây áp lực lên vùng chậu.

3. Chọn tư thế rặn đẻ phù hợp

Tư thế nằm ngửa, hai chân gác lên cao: Đây là tư thế gây áp lực nhiều nhất lên cơ đáy chậu và tăng nguy cơ rách đáy chậu khi sinh.- Tư thế nằm ngửa, hai chân gác lên cao: Đây là tư thế gây áp lực nhiều nhất lên cơ đáy chậu và tăng nguy cơ rách đáy chậu khi sinh.

- Ngồi trong bồn nước: Đây là tư thế hoàn hảo nhất, vừa giúp mẹ bầu đỡ đau khi cơn chuyển dạ đến, vừa giúp sinh nở dễ dàng và tránh được nguy cơ rách đáy chậu.

Ngoài ra còn có một số tư thế giúp mẹ bầu thoải mái khi sinh nở và giảm áp lực lên đáy chậu như:

- Ngồi quỳ gối, hai tay chống xuống sàn nhà.

- Đứng, quỳ hoặc ngồi nhưng dựa người về phía trước.

 - Nằm nghiêng một bên.

4. Tập các bài tập đáy chậu

Bài tập đáy chậu hay còn gọi là bài tập Kegel sẽ giúp tăng sức đàn hồi, độ dẻo dai của các cơ đáy chậu. Nhờ bài tập này, cơ thể được chuẩn bị hoàn hảo nhất cho ca sinh nở sắp tới.

5. Mát xa đáy chậu

Mát xa đáy chậu cũng là một mẹo hay giúp mẹ tránh bị rách đáy chậu khi sinh. Mẹ dùng một hoặc hai ngón tay, đưa vào âm đạo và ấn dứt khoát xuống vùng hậu môn. Thực hiện đều đặn sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Tránh bị rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là một trong những nguyên nhân gây rách đáy chậu, vì vậy nên cố gắng tránh không bị rạch tầng sinh môn.

7. Tránh sinh nở nhờ các biện pháp can thiệp

Các biện pháp can thiệp khi sinh như giác hút, kẹp forceps làm tăng nguy cơ bị rách đáy chậu. Cố gắng sinh theo phương pháp tự nhiên thông thường.

8. Đắp gạc ấm vào đáy chậu

Đây cũng là mẹo rất hay để làm tăng độ đàn hồi của cơ đáy chậu và làm giảm nguy cơ bị rách đáy chậu khi sinh.

9. Nhờ tư vấn của bác sỹ

Tốt hơn hết mẹ vẫn nên xin tư vấn của bác sỹ để có biện pháp phòng tránh rách đáy chậu hiệu quả, an toàn nhất.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....