Mẹo hay làm giảm cơn đau sỏi mật tại nhà

Thứ Sáu, 24/01/2020 05:31 PM (GMT+7)

Nếu đau nhiều, dữ dội kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh bạn cần đến bệnh viện để điều trị ngay. Nhưng nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể “đẩy lùi” được chúng với một số cách đơn giản dưới đây.

dau-soi-mat

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật. Mức độ của các cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau quặn dữ dội. Nếu bạn cảm nhận thấy cơn đau chỉ ở mức độ vừa phải, bạn có thể dễ dàng xử trí nó ngay tại nhà mà chưa cần thiết phải đến bệnh viện.

Triệu chứng đau sỏi mật là gì?Người mắc sỏi mật thường đau bụng do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật và đây cũng là một trong những triệu chứng phố biến nhất của sỏi mật.

- Đau bụng vùng mạn sườn phải: Vị trí đau do sỏi mật thường nằm ở vùng hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Đôi khi cơn đau do sỏi mật gây nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày, tá tràng. Người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau âm ỉ, khó chịu hoặc đau dữ dội trong những trường hợp bị viêm cấp. Cơn đau đặc biệt tăng lên sau ăn nhiều dầu mỡ hoặc đau về đêm gần sáng.

- Vấn đề về tiêu hóa: Cơn đau do sỏi mật đôi khi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Một số trường hợp khác, bệnh nhân còn cảm thấy khó chịu, đầy bụng, chậm tiêu sau ăn, nhất là sau khi ăn những thức ăn dầu mỡ.

- Sốt kèm theo ớn lạnh: Dấu hiệu xuất hiện khi có nhiễm trùng đường mật như viêm túi mật cấp, viêm đường mật…, đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp của sỏi mật.

- Vàng da: Xuất hiện khi có tắc mật, tùy theo mức độ tắc mật vàng da có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Ngoài vàng da, người bệnh còn có thể bị ngứa da, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu…

Sỏi túi mật rất ít khi gây vàng da, nhưng nếu sỏi lọt vào đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề, ứ tắc đường mật thì sẽ gây vàng da.

Những cơn đau do sỏi mật có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt sau khi ăn thức ăn giàu chất béo. Mức độ cơn đau ở mỗi người cũng sẽ rất khác nhau, có người đau nhẹ nhưng cũng có người đau dữ dội.

Nếu đau nhiều, dữ dội kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh bạn cần đến bệnh viện để điều trị ngay. Nhưng nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể “đẩy lùi” được chúng với một số cách đơn giản dưới đây.

Sử dụng túi giữ nhiệt giúp làm dịu cơn đau sỏi mật

Bạn có thể làm dịu ngay cơn đau do sỏi mật với một túi giữ nhiệt hoặc một chai nước ấm, bằng cách đặt trực tiếp chúng lên vùng bụng bị đau, lăn đều và xoa nhẹ nhàng. Sức nóng từ túi giữ nhiệt sẽ giúp làm giảm nhanh chóng cơn co thắt của túi mật, ống dẫn mật và  làm dịu cơn đau. Bạn nên chườm túi nhiệt trong khoảng 20 – 30 phút và có thể ngăn cách bằng một miếng vải mềm để tránh làm bỏng vùng da xung quanh bụng.

Uống thuốc giảm đau

Một viên thuốc giảm đau có thể hữu ích trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hay chườm túi nhiệt. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc thường được sử dụng nhất khi đau do sỏi mật, bởi chúng tương đối an toàn và có thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng 1 – 2 viên panadol khi bị đau nhưng cần lưu ý, nếu cơn đau không giảm ngay cả khi dùng thuốc thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị.

Nhâm nhi một ly nước ép rau quả

Uống một ly nước ép rau quả có thể giúp giải độc, tăng cường vitamin và năng lượng để chống chịu với cơn đau. Một công thức lý tưởng đã được chứng minh có hiệu quả tốt để giúp giảm đau do sỏi mật là hỗn hợp nước ép củ cải đường, nước ép cà rốt và nước ép dưa chuột với tỷ lệ bằng nhau. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày trong vòng hai tuần để hạn chế các cơn đau của sỏi mật.

Uống 1 ly nước cam hoặc nước chanh

Các loại trái cây họ cam giàu vitamin C và pectin giúp bạn thoát khỏi các cơn đau do sỏi mật. Bạn nên uống một ly nước chanh hoặc nước cam với khoảng 120 – 180 ml mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần và nên uống khi bụng đói.

Uống một ly nước ép pha giấm táo

Các hoạt chất có tính acid ở trong giấm táo giúp làm giảm nhanh chóng cơn đau do sỏi mật, thậm chí có thể giảm đáng kể triệu chứng đau chỉ trong vòng 15 phút. Bạn có thể pha chung 1 muỗng café dấm táo (5ml) với khoảng 250ml nước ép táo để uống trong ngày. Nếu uống được, bạn có thể thử tăng lượng dấm táo lên 60 ml, pha với 250ml nước ép để cải thiện cơn đau nhanh chóng hơn.

Uống một chút nước muối ấm

Hòa tan ½ muỗng café muối (khoảng 2,5g) vào 1 ly nước ấm (250ml) và uống nước trước khi đi ngủ để giúp giảm áp lực túi mật, từ đó giảm được triệu chứng đau do sỏi.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....