Một số biện pháp phòng cúm cho phụ nữ có thai

Thứ Năm, 14/07/2022 08:25 AM (GMT+7)

Bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc khi mang thai thường có nhiều tác động xấu. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cúm để đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Cúm được coi là một căn bệnh khá nguy hiểm khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu. Virus cúm có thể gây ra các cơn co thắt tử cung có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần đề phòng để giảm khả năng mắc bệnh cúm khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những cách phòng tránh cảm cúm cho bà bầu hiệu quả nhất.

Tiêm vắc xin phòng cúm cho phụ nữ có thai

Tiêm phòng cúm là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm sẽ giúp truyền các kháng thể kháng cúm sang cho bé. Từ đó, bé sẽ được bảo vệ cho đến mấy tháng đầu sau khi sinh.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin chống cúm mỗi năm và nên tiến hành trước khi bước vào mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Bà bầu có thể tiến hành tiêm phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

20191227_080941_404976_tiem-phong-mang-tha.max-1800x1800

Tiêm phòng cúm là một trong những phương pháp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm

Tránh tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cúm

Cúm là căn bệnh rất dễ lây truyền qua không khí, đặc biệt là khi tiếp xúc gần với người bệnh. Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh. Vì vậy, khi người nhà hay những người xung quanh mắc bệnh cúm, các bà bầu cần tránh tiếp xúc gần và rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí

Để bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh cần tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong đó việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu là điều tiên quyết ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Việc xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để bà bầu nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm và các loại bệnh khác.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, bà bầu cũng cần hạn chế ăn uống những thực phẩm ướp lạnh vì đó là một trong những nguyên nhân rất dễ gây nên bệnh cảm cúm.

Chế độ vận động

Ngoài chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, tập thể dục cũng là một phương thức quan trọng tăng cường sức khỏe cho bà bầu, tuy nhiên cần chú ý về thời lượng tập và tránh các động tác quá mạnh. Ngoài có tác dụng giúp bà bầu nâng cao sức khỏe trong thai kỳ, việc tập luyện thể dục còn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sinh nở về sau. bà bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và đi bộ từ 15 đến 20 phút/ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của mình.

tap-the-duc-khi-mang-thai-2

Tập thể dục đúng cách giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt

Giữ cơ thể mẹ bầu luôn ấm khi vào mùa đông

Mùa đông chính là mùa có nguy cơ bị cúm cao nhất và biến chứng của cúm có thể dẫn đến viêm phổi cấp gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé do khi mang bầu, hệ miễn dịch của bà bầu sẽ yếu hơn hẳn lúc bình thường. Do đó khả năng bị nhiễm cúm hoặc các bệnh liên quan tới đường hô hấp rất dễ xảy ra. Vì vậy điều kiện tiên quyết giúp bà bầu phòng tránh cúm khi bước vào mùa đông chính là luôn giữ ấm cơ thể. Việc giữ ấm có thể thực hiện bằng các phương pháp như:

  • Mặc quần áo đủ để giữ ấm, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều vì có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, vì thế nên chọn quần áo có chất liệu mềm, nhẹ, khả năng hút ẩm tốt.
  • Vận động cơ thể như di chuyển, mát xa để giúp máu tuần hoàn và cơ thể ấm hơn
  • Khi đi ra ngoài cần giữ ấm cho đôi, tay và chân thật cẩn thận.
  • Ngoài ra việc sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng là rất cần thiết. Tuy nhiên, các bà bầu cũng cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng loại chăn điện để sưởi ấm. Bởi sóng điện từ sản sinh trong quá trình sử dụng chăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu, nhất là trong 3 tháng mang thai đầu tiên.
Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....