Mướp đắng và những tác dụng phụ không phải ai cũng biết

Thứ Sáu, 07/06/2019 06:22 AM (GMT+7)

Dù là một “vị thuốc quý” cho sức khỏe nhưng mướp đắng cũng có khá nhiều tác dụng phụ, không phù hợp với nhiều đối tượng.

Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

Mướp đắng có hàm lượng vitamin C cao, rất tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Kali trong mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.

Tuy nhiên, nếu ăn nhiều mướp đắng thì lợi bất cập hại.

Nếu bạn lạm dụng mướp đắng một cách vô tội vạ, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:

muopdang

Nguy cơ hạ đường huyết

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có thể khiến cơ thể hạ đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.

Thực ra, tính năng này của mướp đắng thì rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường vì nó giúp làm ổn định đường huyết và làm chậm quá trình biến chứng ở võng mạc của người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người có huyết áp thấp thì không nên sử dụng.

Những người đại kỵ với mướp đắng, tuyệt đối không nên ăn - ảnh 1Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.

Nguy cơ chống thụ thai

Những nghiên cứu ở trên động vật cho thấy mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản.

Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.

Quả chín của mướp đắng có tính sinh kinh nguyệt, vì thế chống thụ thai. Bởi vậy, những người đang có ý định sinh con tốt nhất nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, mướp đắng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Gây hại cho tế bào gan

Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.

Những người đại kỵ với mướp đắng, tuyệt đối không nên ăn - ảnh 2Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan. Ảnh minh họa: InternetPhụ nữ mang thai và cho con bú

Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.

Bên cạnh đó, chúng cũng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Người vừa sau phẫu thuật

Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Những người đại kỵ với mướp đắng, tuyệt đối không nên ăn - ảnh 3Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp cũng không nên ăn nhiều thực phẩm này bởi dễ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước do chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp. Ảnh minh họa: InternetNgười bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Ngoài ra, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Người huyết áp thấp

Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp cũng không nên ăn nhiều thực phẩm này bởi dễ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước do chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp.

Người có bệnh tiêu hóa

Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên giảm ăn mướp đắng, do nó khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.

Ngoài ra, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm này vì dễ gây ra các vấn đề về tiêu hoá, nhất là với người có tính hàn.

Tuy nhiên, bạn đừng loại bỏ hoàn toàn mướp đắng trong thực đơn hàng ngày mà hãy kết hợp hài hòa và điều độ sẽ đem lại những kết quả bất ngờ cho sức khoẻ.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....