Nghén ngủ xuất hiện ở thời điểm nào ở thai kỳ

Chủ Nhật, 12/07/2020 03:07 PM (GMT+7)

Nghén ngủ là một trong những triệu chứng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, khiến mẹ bầu gặp cơn buồn ngủ bất cứ lúc nào trong ngày và có thể ngủ giấc kéo dài đến 10 - 12 giờ. Vậy mẹ bầu ngủ quá nhiều có tốt không? Làm gì để có giấc ngủ vừa đủ mà vẫn tốt cho mẹ và bé?

nghen-ngu

Nghén ngủ xuất hiện ở thời điểm nào ở thai kỳ

Thực tế hầu hết phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu đều bị nghén ngủ, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng và thời gian nghén là khác nhau tùy theo cơ địa. Giống như ốm nghén hay thèm ăn khó cưỡng thì nghén ngủ cũng là triệu chứng bình thường gặp phải trong thai kỳ, không quá nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi.

Thông thường, tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân do giai đoạn này, hormone và nội tiết tố cơ thể biến đổi nhanh chóng, đặc biệt là sự tăng tiết hormone progesterone mạnh mẽ. Hormone này cũng gây một vài rối loạn sinh hoạt cho cơ thể bà bầu do tác động đến sản sinh thụ thể GABA có tác dụng làm dịu não bộ và phục hồi não bộ.

Triệu chứng cũng rất dễ nhận ra như: mẹ bầu ngáp nhiều, ngủ nhiều và dài hơn bình thường, thường xuyên trong trạng thái lờ đờ buồn ngủ, giấc ngủ có thể kéo dài 10 - 12 tiếng mỗi ngày.

Tình trạng nghén ngủ thường chỉ xuất hiện và kéo dài trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên.

Nghén ngủ có tốt không?

Giấc ngủ không chỉ quan trọng giúp con người phục hồi sức khỏe sau một ngày dài làm việc mà còn giúp mẹ bầu dưỡng thai hiệu quả. Theo đó phụ nữ mang thai cần đảm bảo cả thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ tốt suốt thai kỳ.

Vì thế nhiều người nghĩ rằng, việc ngủ giúp mẹ bầu có nhiều thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng hơn, có thể tăng cân và tránh được những triệu chứng ốm nghén khó chịu như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi,… Dân gian ta cũng nhiều nơi quan niệm, phụ nữ mang thai cần ăn và ngủ cho hai người nên giấc ngủ cũng cần kéo dài hơn.

Tuy nhiên các chuyên gia đều cho biết, ngủ nhiều quá thực sự không tốt cho phụ nữ mang thai, nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ. Các mối đe dọa sức khỏe mà ngủ quá mức ở phụ nữ mang thai gây ra gồm:

Mối nguy hiểm về các bệnh lý xương khớp

Thời gian ngủ quá nhiều trong ngày khiến phụ nữ mang thai không còn thời gian dành cho các hoạt động vận động thể thao như tập thể dục, đi dạo,… Hơn nữa nằm ngủ quá lâu dễ dẫn tới tê cứng xương khớp, loãng xương, dễ bị gãy xương. Trong đó khu vực xương chậu là bị ảnh hưởng nhiều nhất khi vùng xương này cần có sức mạnh đủ nâng đỡ khi thai nhi lớn dần.

Nhiều trường hợp phụ nữ xương chậu yếu dẫn tới đau nhức, dễ gây sảy thai.

Nghén ngủ làm tổn thương tinh thần

Nhiều người tưởng rằng ngủ nhiều không khiến phụ nữ mang thai quá mệt mỏi hay không thể ăn uống như chứng ốm nghén. Song thực tế, phụ nữ mang thai ngủ quá nhiều dễ có cảm giác mệt mỏi kéo dài, dễ cáu gắt, khiến trí óc không được linh hoạt, hay quên, thiếu minh mẫn.

Nếu tình trạng tinh thần này không được giải tỏa, phụ nữ mang thai dễ bị trầm cảm, thường xuyên lo lắng, suy nghĩ tiêu cực khi mang thai và sau sinh.

 Nghén ngủ là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý xảy ra khi đường huyết tăng cao quá mức bình thường ở phụ nữ mang thai. Nghén ngủ khiến mẹ bầu có cảm giác lười vận động, chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi 1 chỗ. Chính vì thế, lượng đường trong máu cũng không được chuyển hóa hấp thụ tốt do chỉ dùng cơ chế hấp thu chất dinh dưỡng nên tăng nhanh chóng.

Nghén ngủ khiến mẹ bầu tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch

Giữ nguyên tư thế nằm trong thời gian dài thực sự không tốt cho bất cứ ai, trong đó có phụ nữ mang thai cần vận động nhiều hơn. Trong thời gian nằm kéo dài này, cơ thể hấp thụ ít oxy hơn thông thường, máu cũng lưu thông kém dễ gây huyết khối tắc mạch máu, bà bầu gặp tình trạng thở gấp, khó thở, tức ngực, mất ý thức, hôn mê,… Thậm chí chứng huyết khối động mạch còn gây tăng nguy cơ sảy thai, suy thai.

Như vậy, mặc dù giấc ngủ với mẹ bầu là rất quan trọng nhưng cần lưu ý ngủ đủ giấc với thời gian đảm bảo, tăng cường vận động và dinh dưỡng hợp lý.

Làm gì để ngăn ngừa tình trạng ngủ quá nhiều khi mang thai?

Để tránh các ảnh hưởng sức khỏe và biến chứng do ngủ quá nhiều gây ra, phụ nữ mang thai cần lưu ý thực hiện một số biện pháp khắc phục dưới đây.

Xây dựng và thực hiện chế độ ngủ hợp lý

Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ tốt. Vì thế nếu có thói quen ngủ muộn, ngủ ít thì ngay khi mang thai, mẹ cần thực hiện chế độ ngủ lành mạnh. Thời gian ngủ lý tưởng cho mẹ là giấc ngủ đêm kéo dài 8 tiếng mỗi ngày, có thể thêm 30 phút nghỉ trưa.

Tập thể dục tăng cường sức khỏe

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên trong thời gian mang thai là một cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm tình trạng nghén ngủ, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu nên thực hiện các bài tập phù hợp cho thai phụ với cường độ vừa phải. Các môn thể thao được khuyến khích như: đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội,…

Khi tập thể thao, hormone cơ thể tiết ra sẽ giúp bà bầu tỉnh táo hơn, xương khớp và cơ thể không bị trì trệ. Nếu phụ nữ mang thai vẫn phải bận rộn đi làm trong những tháng thai kỳ đầu thì hãy cố gắng duy trì những động tác tập nhẹ nhàng hàng ngày nhé.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho mẹ bầu đầy đủ, phù hợp sẽ giúp thai nhi hấp thụ và phát triển tốt hơn, cũng hạn chế tình trạng mệt mỏi, lờ đờ buồn ngủ do ngủ quá nhiều gây ra. Ngoài ra, các thức ăn vặt như trà gừng, nước chanh, hoa quả,… cũng giúp cải thiện tình trạng nghén ngủ hiệu quả.

Nghén ngủ luôn khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi và lo lắng về tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ bầu cần ghi nhớ những mốc thời điểm quan trọng để thực hiện xét nghiệm và siêu âm kiểm tra thai định kỳ.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....