Người bị bỏng nặng thì nên ăn gì?

Thứ Sáu, 01/07/2022 08:57 PM (GMT+7)

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt để bù đắp tình trạng dị hóa, nhu cầu lành vết thương và tăng cường chức năng miễn dịch luôn là sự lựa chọn ưu tiên dành cho những bệnh nhân bị bỏng nặng.

Bệnh nhân bỏng nặng cần được cung cấp một chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, có bổ sung vitamin và chất khoáng với liều điều trị.

Vitamin A

Đối với bệnh nhân trên 3 tuổi bị bỏng nặng, nên bổ sung 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày. Còn đối với trẻ em dưới 3 tuổi thì chỉ nên cho 1⁄2 liều trên.

Vitamin A giúp thúc đẩy sản sinh ra những tế bào da mới giúp làm nhanh lành vết thương, nâng cao chức năng miễn dịch làm giảm nhiễm trùng, hạn chế nguy cơ sẹo. Vitamin A có nhiều trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Tiền vitamin A phổ biến nhất là beta-carotene có nhiều trong dưa hấu, đu đủ chín, hồng đỏ, quýt, xoài chín, cam,..

Chất béo

Chế độ ăn với 15-20% chất béo, đặc biệt cung cấp đủ nhu cầu về các acid béo thiết yếu (chẳng hạn omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích...) và các vitamin tan trong chất béo, có khả năng nâng cao chức năng miễn dịch và kháng viêm, giảm mức độ nhiễm trùng, làm mau lành da hơn và rút ngắn thời gian nằm viện.

Vitamin C

Đối với những trường hợp bỏng nặng, cần bổ sung vitamin C bổ sung 1g/ ngày chia làm 2 lần. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, có thể sử dụng 1⁄2 liều này.

Vitamin C quan trọng cho việc tổng hợp collagen và cũng có tác dụng chống oxy hóa, ngoài ra tham gia tích cực vào quá trình sản sinh những bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm hại gây nên tình trạng vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng. Thực phẩm giàu vitamin C như ổi, sơ ri, cam, bưởi, quýt, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh,....

20190425063710470758rauxanhmax-800x8001-164247973908380094864

Khoáng chất

Bổ sung sắt quá mức sau khi bị bỏng có thể có hại cho bệnh nhân, dù nồng độ sắt trong máu có giảm. Ngược lại, kẽm, đồng, manganese, selenium là những vi chất thiết yếu cho việc lành sẹo. Kẽm giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo tế bào, tập trung nhiều trong những loại đồ ăn hải sản, tôm, cua, ốc, hàu, nghêu, bí ngô và hạt bí ngô. Nên bổ sung viên kẽm mỗi ngày cho tất cả những bệnh nhân bị bỏng nặng.

Chất đạm

Ở bệnh nhân bỏng nặng, 20-30% lượng chất đạm bị mất nằm trong chất tiết ở các vết thương bỏng. Chế độ ăn tăng cường chất đạm (chiếm 25% tổng năng lượng so với tỷ lệ 14-16% của chế độ ăn bình thường) có vai trò quan trọng, giúp tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương, tăng chức năng miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm trùng. Nếu thiếu hụt đạm thì chậm lành vết thương, dễ nhiễm trùng, và tăng khả năng hình thành sẹo.

Chất đạm có giá trị sinh học cao từ nguồn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, trứng, sữa,... và nguồn thực vật như: đậu nành, các loại đậu hạt.

bang-xep-hang-10-loai-thit-giau-gia-tri-dinh-duong-nhat
Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....