Nguyên nhân gây hiện tượng "kinh nguyệt ít"

Thứ Sáu, 28/10/2022 09:53 PM (GMT+7)

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nếu chảy máu trong ít hơn hai ngày, ra rất ít máu giống như đốm, kinh nguyệt không đều, khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt xa nhau thường xuyên hơn so với chu kỳ thông thường từ 21 đến 35 ngày, thì nên gặp bác sĩ xem có phải mình bị "ít kinh nguyệt" hay không?

Kinh nguyệt ít có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Tuổi tác

Kinh nguyệt phụ nữ có thể thay đổi về độ dài và lưu lượng nếu đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Mặt khác, nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, có thể bị kinh nguyệt không đều, lúc ra nhiều, lúc ra ít. Đây là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố.

Cân nặng và chế độ ăn uống

Trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh của phụ nữ. Thiếu cân quá mức có thể khiến kinh nguyệt trở nên thất thường vì các hormone không hoạt động bình thường. Ngoài ra, giảm hoặc tăng cân quá mức có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Thai kỳ

Nếu có thai, bạn sẽ không có kinh. Phụ nữ có thể nhận thấy một số đốm máu và nghĩ rằng đó là kỳ kinh nhưng nó thực sự có thể là chảy máu do cấy ghép. Điều này có thể xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Máu cấy thường kéo dài trong hai ngày hoặc ít hơn.

Cho con bú 

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt có thể không trở lại ngay sau khi sinh. Hormone sản xuất sữa ngăn cản quá trình rụng trứng và khiến kinh nguyệt bị chậm lại. Tuy nhiên, có thể có kinh vài tháng sau khi sinh khi vẫn đang cho con bú.

Do vậy, phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đang cho con bú, ngay cả khi kinh nguyệt chưa trở lại. Đó là bởi vì phụ nữ sẽ rụng trứng hai tuần trước kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh. Nếu đã quan hệ tình dục không an toàn khi đang cho con bú và bị ra máu, nên thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác nhận rằng ra máu không phải do chảy máu trong quá trình cấy ghép.

kinh nguyet it

Kiểm soát sinh sản

Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ít. Một số phương pháp ngừa thai ngăn cản trứng phóng thích trong cơ thể nữ giới. Các phương pháp này có nhiều dạng khác nhau. Khi cơ thể phụ nữ không giải phóng trứng, tử cung sẽ không tạo ra một lớp niêm mạc dày. Điều này có thể dẫn đến kỳ kinh ít hơn hoặc hoàn toàn không có kinh trong thời gian này.

Phụ nữ cũng có thể bị kinh nguyệt không đều nếu đã bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai.

Căng thẳng 

Nếu phụ nữ căng thẳng, não có thể thay đổi các hormone chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thể gặp phải tình trạng không xảy ra kinh nguyệt hoặc quá ít máu kinh. Khi một sự kiện căng thẳng qua đi, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Tập thể dục quá sức

Phụ nữ tập thể dục quá sức thường xuyên có thể bị thay đổi kinh nguyệt. Các vận động viên có thể bị căng thẳng, có trọng lượng cơ thể thấp và sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến thời kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.

Rối loạn ăn uống

Chán ăn tâm thần và ăn vô độ là các dạng rối loạn ăn uống có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp, điều này có thể làm thay đổi các hormone điều hòa kinh nguyệt.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Nếu bị kinh nguyệt không đều hoặc đã ngừng kinh nguyệt, đó có thể là kết quả của Hội chứng buồng trứng đa nang. Điều này gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trứng ngừng trưởng thành. Sự thay đổi nội tiết tố này cũng có thể thay đổi cân nặng của phụ nữ và dẫn đến béo phì, gây mụn, khiến lông mặt mọc hoặc dẫn đến vô sinh.

Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang thông qua việc sử dụng siêu âm. Đó là do hội chứng buồng trứng đa nanggây ra các u nang hình thành trong buồng trứng của phụ nữ. Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ có thể sẽ khuyên giảm cân và uống thuốc tránh thai để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc. Thuốc thường được kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, nhưng đôi khi nó được sử dụng ngoài nhãn hiệu để điều trị những người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nó giúp kiểm soát mức độ insulin và có thể giúp cải thiện sự rụng trứng, có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.

Tình trạng kinh nguyệt nghiêm trọng

Kinh nguyệt bất thường hoặc không đều có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Kinh nguyệt đều đặn cho thấy cơ thể đang hoạt động tốt. Kinh nguyệt nhạt màu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về nồng độ hormone hoặc một tình trạng bệnh lý khác. Hội chứng buồng trứng đa nang và các vấn đề với cơ quan sinh sản có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều. Do vậy, phụ nữ cần đi khám và cho bác sĩ biết về các triệu chứng để được giúp xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ít hơn bình thường.

Kinh nguyệt có thể ra ít hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân, phụ nữ cần đi khám nếu, phụ nữ cần đi khám nếu không thấy kinh nguyệt trong 3 tháng liên tiếp và không có thai, nghĩ rằng có thể đang mang thai, kinh nguyệt không đều, bị chảy máu giữa các kỳ kinh, cảm thấy đau trong kỳ kinh nguyệt và nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....