Nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục

Thứ Bảy, 20/06/2020 10:06 AM (GMT+7)

Một trong các vấn đề thường gặp hiện nay là tình trạng mất sữa khi đang cho con bú, có thể chia thành 2 loại: Mất sữa từ từ và mất sữa đột ngột.

mat-sua

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cụ thể sữa mẹ chứa đầy đủ các loại vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, là loại thức ăn dễ hấp thụ nhất, và quan trọng nhất là chứa nhiều kháng thể, giúp bé có một hệ miễn dịch bền vững, phòng chống nhiều loại bệnh tật. 

Mất sữa sau sinh 

Hầu hết hiện nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ, mạng lưới internet đã phủ sóng toàn cầu, do đó các mẹ rất dễ dàng tìm hiểu mọi loại thông tin. Các mẹ từ giai đoạn mang thai, thậm chí nhiều người trước khi mang bầu đã tìm hiểu rất kỹ về các vấn đề nuôi con. Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cụ thể sữa mẹ chứa đầy đủ các loại vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, là loại thức ăn dễ hấp thụ nhất, và quan trọng nhất là chứa nhiều kháng thể, giúp bé có một hệ miễn dịch bền vững, phòng chống nhiều loại bệnh tật. Thế nên hầu hết các mẹ hiện đại ngày nay lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, một trong các vấn đề thường gặp hiện nay là tình trạng mất sữa khi đang cho con bú, có thể chia thành 2 loại: Mất sữa từ từ và mất sữa đột ngột. Đúng như tên gọi, tình trạng mất sữa từ từ thường mẹ cảm thấy lượng sữa tiết ra mỗi ngày một ít đi, đến lúc không đủ cho bé bú. Còn mất sữa đột ngột là tình trạng đột nhiên mẹ thấy bị mất sữa, mặc dù trước đó sữa vẫn về rất dồi dào. Hai tình trạng này đều là mất sữa nhưng nguyên nhân lại có sự khác nhau. Mời các bạn tìm hiểu dưới đây.

Nguyên nhân mất sữa sau sinh 

Nguyên nhân mất sữa từ từ khi cho con bú 

- Do mẹ thường xuyên mất ngủ: Nhiều mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ khi chăm sóc bé sơ sinh, ngủ không đủ giấc do phải chăm sóc bé ru ngủ, cho bé bú, thay tã cho bé giữa đêm do bé thời gian này chưa có giờ giấc sinh hoạt và sinh lý như người lớn được. Mọi hoạt động của bé đều hầu như gắn chặt với mẹ, nếu mẹ không có người phụ giúp sẽ rất dễ bị thiếu ngủ trong giai đoạn này. Khi thiếu ngủ, lượng hormone prolactin do tuyến yên tiết ra để điều chỉnh việc tiết sữa bị giảm, nên sẽ dẫn đến sữa mẹ ít dần và mất hẳn nếu không được khắc phục kịp thời.

- Chế độ ăn uống không khoa học: Nhiều mẹ sau sinh thường nghe theo quan niệm lỗi thời của người xưa mà kiêng khem quá mức. Việc kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng- yếu tố quan trọng giúp mẹ hồi phục sau cuộc sinh nở, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho bé bú.

- Stress, trầm cảm sau sinh: Mặc dù có sự tìm hiểu kỹ càng trước khi sinh con hay không, tình trạng stress trầm cảm sau sinh vẫn có thể xảy ra. Việc mẹ thường xuyên bị ức chế về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng đến việc điều tiết hormone tiết sữa, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng giảm và mất sữa.

- Vắt sữa, cho bé bú sai cách: Nhiều mẹ không biết cách để duy trì nguồn sữa mẹ bằng việc vắt sữa và cho bé bú thường xuyên. Khi bé mút vú mẹ, sẽ kích thích não bộ sản sinh nhiều hormone và việc bầu sữa thường không có tình trạng căng đầy sẽ tạo ra tín hiệu để cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Thế nên việc cho con bú tích cực, vắt sữa dư thừa sau khi bé bú xong chính là việc giúp cơ thể mẹ kích thích sản sinh nhiều sữa hơn

- Uống ít nước: Trong thành phần sữa mẹ, có đến 80% là nước. Vì thế việc mẹ uống ít nước trong thời gian cho con bú sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra.

Nguyên nhân gây mất sữa đột ngột ở mẹ đang cho con bú 

Nguyên nhân đột ngột mất sữa dù ít gặp hơn, tuy nhiên nó lại gây hoang mang hơn hẳn trường hợp mất sữa một cách từ từ. Việc mất sữa từ từ cho mẹ thời gian để làm quen với việc sữa ít dần đi và cũng là thời gian để mẹ tìm cách bồi đắp dinh dưỡng thiếu hụt cho bé, thường là cho bé uống thêm sữa công thức. Nhưng việc mất sữa một cách đột ngột trong thời gian ngắn, thường là một hai ngày thì khiến mẹ hoảng hốt và lúng túng hơn rất nhiều do không hiểu nguyên nhân vì sao. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây mất sữa đột ngột:

- Tắc tia sữa: Tình trạng tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp ở mẹ bầu. Đây là tình trạng do ống dẫn sữa bị nghẽn lại sữa có ở bầu ngực nhưng không lưu thông ra ngoài được. Tắc tia sữa thường gây ra tình trạng đau tức, thậm chí gây sốt, nếu không được sử lý sẽ dẫn đến áp xe vú.

- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết dẫn đến mất sữa: Các loại thuốc tây nếu có tác động đến nội tiết tố, hoặc là thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết của cơ thể mẹ và dẫn đến việc giảm nồng độ hormone, giảm lượng sữa tiết ra. Nếu khi đang cho con bú gặp tình trạng bệnh lý bất kỳ bạn cũng cần đi khám và thông báo cho bác sỹ về việc mình đang nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bác sỹ nắm rõ được tình hình cũng như cân nhắc trong việc kê đơn thuốc điều trị cho bạn

Cách khắc phục việc mất sữa 

Dù là mất sữa từ từ hay mất sữa đột ngột thì vấn đề cuối cùng chính là em bé không được hưởng nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này từ mẹ, vì thế mẹ nên tìm hiểu sớm các vấn đề này, ngay cả khi sữa vẫn còn dồi dào để biết cách duy trì nguồn sữa quý báu cũng như cách xử lý đúng khi thấy lượng sữa tiết ra ít dần

- Không kiêng khem quá mức trong chế độ dinh dưỡng. Ngược lại cũng không vì quá tin tưởng vào các mẹo dân gian lợi sữa như các món chế biến từ móng giò heo, cháo móng giò, móng giò hầm đu đủ....mà không chú ý bổ sung các loại thực phẩm khác, sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, thiếu hụt vitamin từ đó không đảm bảo về chất và lượng của sữa mẹ.

- Dù biết là khó khăn và đôi khi không theo ý muốn của bản thân mình, nhưng mẹ hãy cố gắng ngủ đủ giấc(ít nhất khoảng 8-10h/ngày). Khi bé ngủ mẹ cũng nên ngủ để giữ gìn sức khỏe. Hạn chế các thú vui tiêu khiến như xem điện thoại, ti vi, máy tính khi bé ngủ đế dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe.

- Cho bé bú mẹ hoàn toàn. Mỗi bé có một nhu cầu khác nhau, lượng sữa bé ăn được mỗi cữ cũng khác nhau tùy cơ địa từng bé, nên việc tham khảo số lần bú cũng như lượng sữa bé bú mỗi lần chỉ là để cho biết mà thôi, ít có ai áp dụng đúng chuẩn được. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý vắt sữa bằng dụng cụ vắt sữa bằng tay, hoặc máy hút sữa điện sau mỗi cứ bú của bé để kích thích và duy trì nguồn sữa mẹ

- Uống đủ nước, từ 1,5-3l nước/ngày. Có thể uống nước hoa quả tăng cường vitamin. Cũng có thể uống nước gạo lứt, đậu đen rang, cao chè vằng,...cũng hỗ trợ trong việc tiết sữa.

- Nếu phát hiện tình trạng tắc tia sữa (bầu vú căng tức, u cục, nặn đầu vú không có sữa ra....) thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Để lâu việc điều trị sẽ khó khăn, sau khi điều trị khỏi nguy cơ mất sữa do tổn thương tuyến vú, ống dẫn sữa cũng cao hơn so với điều trị sớm.

- Thường xuyên massage ngực cũng là biện pháp giúp tia sữa lưu thông, kích thích sữa về nhiều hơn.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....