Nguyên nhân và cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị đen

Thứ Tư, 28/08/2019 10:40 PM (GMT+7)

Răng sữa bị đen, xỉn màu, không trắng sáng là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Khi gặp tình trạng này, người lớn nên xử lý như thế nào?

Bác sĩ nha khoa Hứa Thị Thúy An cho hay, răng sữa bị đen, xỉn màu, không trắng sáng là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đây thường là dấu hiệu sâu răng. Nếu không điều trị sớm, có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, gây khó mọc hoặc mọc lệch.

rangsua

Nguyên nhân khiến răng sữa trẻ bị đen

Men răng

Răng của trẻ thường có một lớp mỏng bao bọc bên ngoài. Nếu men răng có chất lượng kém (có thể do di truyền từ bố mẹ) hoặc men răng không phát triển tốt sẽ khiến răng sữa của bé bị xỉn màu, không trắng sáng. Men răng yếu cũng gây nên các vấn đề sau này như sâu răng, siết răng ở trẻ.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Men răng của trẻ thường còn rất yếu nhưng trẻ lại có sở thích ăn những thực phẩm ngọt như kẹo, bánh, các loại nước ngọt có ga, đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột... Những thực phẩm này sẽ khiến các mảng bám tích tụ, vi khuẩn có cơ hội phát triển khiến men răng bị phá hủy, răng sữa bị sâu dẫn đến đen, mất đi lớp men răng trắng sáng.

Thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết

Để răng trẻ phát triển chắc khỏe cần có một số vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin D. Flour giúp men răng có một lớp bảo vệ, vitamin C giúp ngừa tình trạng vi khuẩn phát triển trong răng. Nếu thiếu các chất cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng răng trẻ bị xỉn màu, yếu và dễ tổn thương, tình trạng sâu răng, gãy răng xảy ra thường xuyên.

Mẹ không sử dụng kháng sinh hợp lý khi mang thai

Mẹ sử dụng những loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Tetracycline trong thời kỳ mang thai sẽ làm xỉn màu răng của trẻ sau khi sinh ra. Hoặc nếu trẻ dưới 10 tuổi cho sử dụng nhóm kháng sinh Tetracycline cũng khiến toàn bộ hàm răng bị xỉn màu.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nhiều bố mẹ bận rộn, không để ý đến chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé trong giai đoạn răng sữa, khiến răng sữa bị đen, xỉn màu nhanh chóng do vi khuẩn phát triển và tạo mảng bám. Một số bệnh sâu răng và bệnh răng miệng khác cũng có thể xuất hiện nếu bố mẹ không tập cho bé chải răng đúng cách và thường xuyên.

Cách khắc phục răng sữa bị đen

Khi trẻ còn nhỏ, sử dụng băng gạc sạch và rơ lưỡi cùng với nước muối sinh lý để vệ sinh răng. Trẻ lớn và mọc răng tương đối đầy đủ, nên tập thói quen vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày.

Xây dựng chế độ ăn khoa học và hợp lý, cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ, giàu flour, canxi, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là quá trình phát triển răng sữa. Hạn chế các thực phẩm ngọt, nhiều đường và tinh bột, các loại thức ăn nhanh khiến răng trẻ dễ bị sâu. 

Trẻ khi đã mọc đủ răng từ 5-6 tuổi nên đến kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu thấy răng sữa bị đen, nên đưa bé đến khám sớm để tìm cách điều trị và phòng ngừa tốt nhất. Trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ làm sạch răng và phần sâu răng, sau đó trám lại như bình thường. Đối với những chiếc răng đã bị sâu nặng đến tủy, phải tiến hành lấy tủy và phục hồi răng đó bằng cách trám lại.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....