Nhận diện kết quả bất thường khi siêu âm độ mờ da gáy thai nhi

Thứ Năm, 05/03/2020 02:50 PM (GMT+7)

Độ mờ da gáy là cụm từ rất đỗi quen thuộc với tất cả các mẹ đã và đang mang thai, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết tầm quan trọng của nó. Trong suốt quá trình mang thai, thực hiện xét nghiệm để đo độ mờ da gáy là việc quan trọng nhất.

sieu-am-thai

Tầm quan trọng của việc đo độ mờ da gáy

Thời gian được chỉ định bắt buộc để thực hiện đo độ mờ da gáy là từ tuần thứ 11-14 của thai kỳ. Nếu thực hiện ngoài khoảng thời gian này, kết quả sẽ không còn được chính xác.

Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán sớm nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hay không để từ đó đưa ra sự tư vấn tốt nhất đồng thời đây chính là căn cứ để bác sĩ quyết định xem liệu người mẹ có cần thực hiện thêm một số xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh nữa hay không.

Độ mờ da gáy càng cao thì tỷ lệ thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down càng cao và ngược lại độ mờ da gáy càng thấp thì tỷ lệ thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down càng thấp. 

Phương pháp đo độ mờ da gáy có tính chính xác đến 75% nguy cơ thai nhi bị Down, chính vì vậy vẫn có những trường hợp mẹ bị kết luận có nguy cơ cao nhưng sinh con ra vẫn khỏe mạnh, tỷ lệ này rơi vào khoảng 1/20 hoặc 1/25 mẹ.

Kết quả đo độ mờ da gáy được tính như thế nào?

Một phần những nguy cơ dị tật thai nhi sẽ được thể hiện qua kết quả đo độ mờ da gáy. Nếu độ mờ da gáy dày lên, nó có thể liên quan đến một số dị tật như hội chứng Down và một số bất thường khác về cấu trúc cơ thể như bệnh tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành bẩm sinh...

Đối với thai nhi nằm trong khoảng 45mm đến 84mm, độ mờ da gáy nhỏ hơn 3,5mm thì thai nhi được xem là đang phát triển bình thường với tỷ lệ mắc dị tật thấp. Độ mờ da gáy dày lên thì tỷ lệ mắc hội chứng Down cũng như các bất thường về nhiễm sắc thể khác cũng sẽ tăng lên.

Nhận diện kết quả bất thường khi siêu âm độ mờ da gáy thai nhi

Những thai nhi có độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down khá thấp.

Nếu độ mờ da gáy là 6mm thì tỷ lệ nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao.

Độ mờ da gáy bất thường là lớn hơn đường percentile so với chiều dài đầu mông. Chẳng hạn như nếu thai nhi có chỉ số CRL là 85mm thì độ mờ da gáy bất thường nếu lớn hơn 2.5 mm.

Nếu độ mờ da gáy của thai nhi dưới 3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi khá thấp.

Khi thai nhi có độ mờ da gáy trên 3mm thì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down.

Độ mờ da gáy càng thấp thì tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh càng thấp.

Có một số dị tật chỉ được phát hiện khi siêu âm thai nhi ở tuần thứ 20 như hở hàm ếch, nứt xương sống...Trong một số trường hợp, độ mờ da gáy nằm trong ngưỡng nguy hiểm nhưng chưa chắc bé đã bị mắc hội chứng Down, hoặc có độ mờ da gáy chuẩn nhưng cũng chưa thể chắc chắn trẻ sinh ra không bị Down, vì thế bạn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có được kết quả chính xác hơn.

Độ mờ da gáy giúp cho thai phụ phát hiện sớm các nguy cơ dị tật có thể xảy ra ở thai nhi. Việc thực hiện xét nghiệm này là rất cần thiết và thực sự quan trọng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên quá hoang mang khi độ mờ da gáy có kết quả bất thường, cần gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có hướng giải quyết tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Phân biệt Double test và Triplet test trong sàng lọc trước sinh

Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm rất quan trọng cần thực hiện trong quá trình mang thai để sàng lọc...

Sàng lọc sơ sinh - chìa khóa vàng cho con một khởi đầu trọn vẹn

Dị tật bẩm sinh đang là nguyên nhân khiến hơn 1.700 trẻ sơ sinh tử vong (chiếm tỷ lệ 11%), khoảng 40.039 trẻ may...

Xét nghiệm sàng lọc sau sinh: có cần thiết hay không?

Để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, xét nghiệm sàng lọc sau sinh là vô cùng...