Những ảnh hưởng của bệnh răng miệng đối với thai phụ

Thứ Tư, 13/07/2022 09:44 PM (GMT+7)

Chăm sóc thật tốt vấn đề sức khỏe về răng miệng khi mang thai cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho con và chính bản thân mình.

Khi nào thì mẹ bầu bị bệnh răng miệng?

Hệ xương đang được hình thành một cách mạnh mẽ nên lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn so với các tháng trước đó của thai kỳ trong giai đoạn thai nhi được khoảng 25 tuần tuổi.

Nếu người mẹ không có đủ canxi và không bổ sung được canxi qua đường ăn uống thì khả năng thiếu hụt canxi sẽ nghiêm trọng. Bệnh đầu tiên gặp phải sẽ là các bệnh liên quan đến răng miệng. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến con bị sâu răng theo và gặp vấn đề về viêm vòm họng.

cham-soc-rang-cho-ba-bau-01

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng ở phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu thường gặp phải rắc rối với những bệnh răng miệng hơn so với người bình thường bởi những nguyên nhân có thể kể đến như:

- Mẹ bầu thường có sự thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống, ưa thích các thức ăn nhiều đường, giàu tinh bột. Đây là chất rất dễ tạo mảng bám quanh các chân răng, gây nên hiện tượng sâu răng và nguy cơ mắc các bệnh nha chu cao hơn.

- Cơ thể người mẹ có những thay đổi ít nhiều về hormone làm cho nướu dễ bị viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp phải thường là hiện tượng nướu bị sưng tấy và bị chảy máu, nhất là mỗi khi đánh răng.

Đối với phụ nữ khi mang thai, bệnh răng miệng có nguy hiểm không?

Những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì khả năng sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không được tốt và ngoài ra còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác.

Do đó, khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu, thai phụ cần đến gặp nha sĩ để khám răng ngay. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải thường xuyên đi khám răng để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tuy nhiên, giai đoạn khoảng từ 30 tuần trở đi của thai kỳ, kích thước bào thai bây giờ đã quá lớn, việc đi lại và nằm chữa răng lâu có thể sẽ gây ra chóng mặt cho thai phụ nên có thể hạn chế khám răng từ giai đoạn này.

Mẹ bầu cần làm gì để phòng chống bệnh răng miệng?

- Tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga.

- Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần vào thời điểm sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.

Phong_nga_au_rng_khi_mang_thai

- Trong giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn mẹ cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit có trong miệng.

- Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, mẹ có thể đánh nhẹ nhàng sau đó súc miệng lại bằng dung dịch súc miệng hay nước muối loãng.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....