Những điều cần biết về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành

Chủ Nhật, 20/11/2022 04:01 PM (GMT+7)

Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể tiếp tục kéo dài đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành. Căn bệnh này gây ra nhiều khó khăn đến công việc, học tập, sinh hoạt và việc xây dựng các mối quan hệ xã hội của người bệnh.

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm lý bao gồm sự kết hợp các vấn đề dai dẳng, như khó tập trung, tăng dộng và hành vi xung đột. Người lớn thiếu tập trung là căn bệnh có thể dẫn tới các mối quan hệ không ổn định, làm việc và học tập kém hiệu quả, lòng tự trọng thấp và các vấn đề khác.

Mặc dù gọi là ADHD, các triệu chứng bắt đầu từ thời nhỏ và tiếp tục đến lúc lớn. Trong một số trường hợp, ADHD không được nhận biết và chẩn đoán cho tới khi trưởng thành. Người lớn thiếu tập tập trung có triệu chứng không rõ ràng như trẻ em. Ở người lớn, tăng động có thể giảm, nhưng dễ kích động, không ngừng nghỉ và khó tập trung có thể tiến triển.

Điều trị ADHD người lớn tương đối giống với trẻ em có ADHD, mặc dù một số phương pháp được áp dụng trên trẻ em nhưng không được sử dụng trên người lớn. ADHD người lớn được điều trị bao gồm thuốc, liệu pháp tâm lý và điều trị các bệnh tâm lý kèm theo.

roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-nguoi-lon-1

2. Nguyên nhân gây hội chứng ADHD ở người lớn

Tương tự như ở trẻ em, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ADHD ở người lớn vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, hội chứng này được cho là có liên quan đến những yếu tố sau:

- Bất thường về gen

- Giải phẫu não bộ bất thường

- Môi trường sống

Đa phần những trường hợp mắc ADHD ở tuổi trưởng thành đều tiến triển từ chứng rối loạn tăng động giảm chú ý từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp triệu chứng chỉ xảy ra khi bước sang tuổi trưởng thành. Ngoài ra, một số trẻ có thể bộc lộ biểu hiện của ADHD trong thời thơ ấu nhưng gia đình và nhà trường không phát hiện sớm mà cho rằng đây là biểu hiện của trẻ lười biếng, IQ thấp,…

3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nguy cơ mắc tăng động giảm chú ý có thể tăng nếu bạn:

- Có người thân như cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ADHD hoặc một rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

- Mẹ hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng thuốc trong khi mang thai.

- Khi còn nhỏ, bạn đã sống trong môi trường độc hại, chẳng hạn như tiếp xúc với chì, được tìm thấy chủ yếu trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ.

- Được sinh non

4. Biến chứng của ADHD

Tăng động giảm chú ý gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng sống:

- Hiệu suất học tập hoặc công việc kém

- Thất nghiệp

- Thu nhập thấp

- Gặp vấn đề tài chính

- Gặp rắc rối với các vấn đề liên quan đến pháp luật

- Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện

- Tai nạn xe hơi thường xuyên hoặc tai nạn khác

- Các mối quan hệ không ổn định

- Sức khỏe thể chất và tinh thần kém

- Gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng

- Hình ảnh bản thân kém trong mắt những người xung quanh

- Muốn tự tử 

nguoi-lon-co-bi-chung-tang-dong-kiem-soat

5. Các vấn đề sức khỏe là hệ quả của ADHD

Mặc dù tăng động giảm chú ý không trực tiếp gây ra các vấn đề về tâm lý và nhiều vấn đề khác, các rối loạn khác thường xảy ra cùng với ADHD khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bao gồm các:

Rối loạn tâm thần: Nhiều người lớn bị ADHD cũng bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn tâm thần khác. Mặc dù các vấn đề về tâm thần không do ADHD gây ra, nhưng cảm giác thất bại và thất vọng lặp đi lặp lại do ADHD có thể làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm.

Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu xảy ra khá thường xuyên ở người lớn bị ADHD. Bệnh có thể gây lo lắng quá mức, căng thẳng và các triệu chứng khác. Lo lắng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi các triệu chứng do ADHD gây ra.

Rối loạn tâm thần khác: Người lớn bị ADHD có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn nhân cách, rối loạn bùng phát gián đoạn và rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

Mất khả năng học tập: Người lớn bị ADHD có thể đạt điểm kiểm tra học thuật thấp hơn so với tuổi tác, trí thông minh và trình độ học vấn của họ. Các vấn đề liên quan đến việc học tập có thể bao gồm vấn đề với khả năng tiếp thu và giao tiếp.

6. Chẩn đoán hội chứng ADHD ở người lớn

Các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn khó nhận biết hơn so với trẻ nhỏ. Đa phần người bệnh và những người xung quanh đều nhầm tưởng đây là đặc điểm tính cách. Thống kê cho thấy, hầu hết bệnh nhân ADHD đến thăm khám khi có biểu hiện rối loạn lo âu, trầm cảm và căng thẳng mãn tính.

- Các bước chẩn đoán hội chứng ADHD ở người lớn bao gồm:

- Khai thác tiền sử thất bại trong công việc hoặc học tập

- Thường xuyên bị tai nạn xe cộ do khả năng tập trung kém

- Khai thác tiền sử hành vi từ thời thơ ấu để xác định các triệu chứng ADHD đã khởi phát từ sớm

- Đánh giá tâm lý

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt với các rối loạn tâm thần gây ra những triệu chứng tương tự. Đối với những người có biểu hiện ADHD từ thời thơ ấu, bệnh nhân có thể phát triển cùng với một số rối loạn tâm thần khác như rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Những trường hợp này có sự chồng chéo giữa các triệu chứng nên chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn so với bệnh nhân mắc ADHD đơn độc.

7. Các phương pháp điều trị hội chứng ADHD ở người lớn

Hội chứng ADHD ở người lớn khó có thể điều trị dứt điểm.Tuy nhiên, điều trị có thể giảm các triệu chứng tiêu cực do hội chứng này gây ra, đồng thời giúp bệnh nhân phát triển thế mạnh của bản thân nhằm đạt được thành tựu trong sự nghiệp, ổn định tài chính và duy trì cuộc sống một cách bình thường.

Tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em, hội chứng ADHD ở người lớn sẽ được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Đa phần các trường hợp sẽ được điều trị kết hợp để đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thực hiện một số biện pháp tự cải thiện và cần nỗ lực lâu dài để vượt qua chứng bệnh này.

Điều trị bằng thuốc

Hóa dược là lựa chọn hàng đầu khi điều trị hội chứng ADHD ở người lớn. Các loại thuốc được sử dụng đều tác động đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, từ đó cải thiện các rối loạn về mặt cảm xúc, hành vi,…

tagn-dong-1-16642914186811209083058

Các loại thuốc được sử dụng cho người lớn mắc hội chứng ADHD bao gồm:

- Thuốc kích thích thần kinh trung ương: Là lựa chọn ưu tiên khi điều trị ADHD, trong đó thường dùng nhóm Methylphenidate (Ritalin, Concerta, Metadate ER,…) hoặc Dextroamphetamine (Lisdexamfetamine, Dextrostat, Dexedrin,…). Nhóm thuốc này có đáp ứng tốt (khoảng 80 – 90%) nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm vị giác, sụt cân, loạn nhịp tim, đau bụng, bồn chồn, mất ngủ, rối loạn TIC, nổi mẩn ngứa,…

- Các loại thuốc không kích thần: Một số bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc không kích thần bao gồm Clonidine, Venlafaxine, Bupropion, Atomoxetine,… Tuy nhiên trước khi chỉ định nhóm thuốc này, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn trạng cơ thể bao gồm cả chiều cao, cân nặng và huyết áp để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

- Các loại thuốc khác: ADHD ở người lớn thường đi kèm với trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn lo âu,… Do đó ngoài 2 nhóm thuốc trên, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm thuốc chống trầm cảm và thuốc điều chỉnh khí sắc tùy theo trường hợp cụ thể.

Sử dụng thuốc có thể cải thiện triệu chứng tăng động, giảm chú ý, bốc đồng và cân bằng cảm xúc ở bệnh nhân mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, dùng thuốc luôn tiềm ẩn rủi ro và tác dụng ngoại ý. Do đó, bệnh nhân cần phải được hướng dẫn cách nhận biết tác dụng phụ để kịp thời thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị hội chứng ADHD ở người lớn. Thực tế, việc dùng thuốc chỉ có thể giảm triệu chứng, hoàn toàn không thay đổi được cách nhìn nhận, tư duy và hành vi của người bệnh. Do đó song song với sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được can thiệp tâm lý trị liệu.

Mục tiêu của tâm lý trị liệu là giúp bệnh nhân trang bị những kỹ năng cần thiết để quản lý thời gian, hoàn thành các nhiệm vụ một cách có kế hoạch, học cách chế ngự cảm xúc, hạn chế tình trạng trễ nải trong công việc và các cuộc hẹn. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bệnh nhân học cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.

Trị liệu tâm lý đặc biệt có vai trò quan trọng với bệnh nhân ADHD có biểu hiện trầm cảm và rối loạn lo âu. Sau khi trang bị những kỹ năng cần thiết, nhà trị liệu sẽ xây dựng chiến lược dài hạn với mục đích giúp bệnh nhân tìm kiếm niềm vui trong công việc, tránh tình trạng nhàm chán và thiếu động lực. Đây là bước rất quan trọng để người bệnh có thể bình thường hóa cuộc sống, duy trì công việc lâu dài và tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng ADHD:

Liệu pháp nhận thức – hành vi: Liệu pháp này là phương pháp tâm lý trị liệu được áp dụng phổ biến nhất trong những năm gần đây. Mục tiêu của liệu pháp là giúp bệnh nhân quản lý các triệu chứng của ADHD, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng đối với công việc, các mối quan hệ, tài chính,… Ngoài ra, liệu pháp nhận thức – hành vi còn trang bị cho bệnh nhân những kỹ năng sống cần thiết.

Liệu pháp gia đình: Liệu pháp gia đình được thực hiện với bệnh nhân và những người thân trong gia đình. Mục tiêu đầu tiên của liệu pháp này là cải thiện mối quan hệ giữa người bệnh và gia đình, từ đó tạo chỗ dựa vững chắc cho bệnh nhân khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống. Khi tham gia trị liệu, gia đình cũng sẽ hiểu rõ hơn về cảm xúc, hành vi, cách phản ứng của bệnh nhân, qua đó có sự đồng cảm, chia sẻ thay vì chỉ trích như trước đây.

hoi-chung-ADHD

8. Các biện pháp tự cải thiện

Khác với trẻ nhỏ, người lớn mắc chứng ADHD đã phát triển toàn diện về nhận thức nên có thể thực hiện một số biện pháp tự cải thiện bên cạnh các phương pháp chuyên sâu. Những biện pháp này phần nào có thể giảm thiểu phiền toái trong cuộc sống, giúp bệnh nhân hoàn thành công việc một cách chỉn chu và xây dựng lối sống có tổ chức.

Các biện pháp tự cải thiện hội chứng ADHD ở người trưởng thành:

Nên lập danh sách những việc cần phải thực hiện trong ngày để hoàn thành từng nhiệm vụ một, tránh tình trạng làm cùng lúc nhiều việc nhưng không có việc nào hoàn thành. Ban đầu, bệnh nhân chỉ nên lập kế hoạch với các công việc quan trọng, sau đó có thể thêm vào một số hoạt động thứ yếu như dọn dẹp nhà cửa, gặp gỡ bạn bè, chăm sóc cây cối,…

- Chia sẻ vấn đề sức khỏe với người thân, bạn bè và đồng nghiệp để nhận được sự hỗ trợ. Khi hiểu rõ hội chứng ADHD, những người xung quanh sẽ dành sự quan tâm nhất định dành cho người bệnh và giảm thiểu những lời phê bình, chỉ trích như trước đây. Sự hỗ trợ của những người xung quanh sẽ giúp người bệnh có động lực trong cuộc sống và nỗ lực vượt qua chứng bệnh này.

- Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày. Ngoài tác dụng cải thiện sức khỏe, hoạt động thể chất còn có thể nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ và kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả hơn.

benh-than-1006

- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh để nâng cao thể trạng và cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Bản thân người mắc hội chứng ADHD luôn tràn trề năng lượng và tăng các hoạt động nên dễ bị sụt cân, suy nhược nếu không ăn uống điều độ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng như sữa chua, trái cây, rau xanh, các loại hạt,…

- Ngủ đủ giấc có thể gia tăng khả năng tập trung cho người lớn mắc hội chứng ADHD. Bên cạnh đó, đảm bảo chất lượng giấc ngủ còn giúp bệnh nhân giảm thiểu những ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Hội chứng ADHD khiến bệnh nhân rất khó tập trung khi giao tiếp với người khác. Để cải thiện tình trạng này, hãy tập nói chuyện với người thân và bạn bè. Hoặc có thể dành thời gian đọc sách báo nhằm gia tăng khả năng tập trung và chú ý.

- Thiền định có thể giúp bệnh nhân ADHD kiểm soát cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và học cách suy nghĩ thấu đáo trước khi nói chuyện, hành động. Ngoài ra, ngồi thiền cũng có thể cải thiện giấc ngủ và mang lại nguồn năng lượng dồi dào khi làm việc.

Hội chứng ADHD ở người lớn ít gặp hơn ở trẻ em nhưng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và cuộc sống. Dù điều trị còn khá nhiều thách thức nhưng đa phần những trường hợp tích cực chữa trị và chăm sóc đúng cách có thể ổn định cuộc sống, hạn chế những triệu chứng tiêu cực và phát huy được thế mạnh của bản thân.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....