Những nguy cơ có thể gặp khi phá thai bằng thuốc

Thứ Hai, 03/08/2020 01:22 PM (GMT+7)

Trước khi có ý định phá thai bằng thuốc thì bạn cần phải được kiểm tra các vấn đề về sức khỏe và tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản phụ để xem liệu cơ thể có phù hợp với phương pháp phá thai này hay không nhé!

pha-thai-bang-thuoc

Phá thai bằng thuốc là gì?

Phá thai bằng thuốc là phương pháp phá thai sử dụng thuốc để ngăn không cho bào thai phát triển, đồng thời kích thích dạ con co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài. Phương pháp này được chỉ định cho thai nhi dưới 7 tuần tuổi và thai phụ có sức khỏe tốt. Còn nếu thai nhi quá lớn hoặc thai phụ mang thai ngoài tử cung thì uống thuốc phá thai cũng không có tác dụng.

Vì vậy, trước khi có ý định phá thai bằng thuốc thì bạn cần phải được kiểm tra các vấn đề về sức khỏe và tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản phụ để xem liệu cơ thể có phù hợp với phương pháp phá thai này hay không nhé!

Uống thuốc phá thai có nguy hiểm không?

Nếu hỏi rằng: “Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?” thì câu trả lời sẽ là “không” nếu bạn đã trải qua quy trình thăm khám kỹ càng cũng như được bác sĩ chỉ định uống thuốc phá thai. Phá thai bằng thuốc thực ra vẫn được xem là an toàn, kín đáo và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp phá thai ngoại khoa.

Tuy nhiên, nếu chị em tự động mua thuốc phá thai về uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khó lường, cụ thể là:

Bị băng huyết

Băng huyết là tình trạng chảy máu liên tục đi kèm cảm giác đau bụng kinh. Nếu tình trạng ra máu và những cơn đau bụng kéo dài không ngớt thì bạn có thể bị thiếu máu dẫn đến ngất xỉu và hôn mê.

Gây viêm nhiễm phụ khoa

Khi phá thai bằng thuốc không an toàn, bạn có thể đối diện tình trạng co bóp tử cung và chảy máu nhưng thai nhi vẫn không được đẩy ra ngoài mà chết lưu ở trong tử cung. Thai lưu quá lâu trong tử cung sẽ khiến các cơ quan khác như buồng tử cung, cổ tử cung, âm đạo… dễ bị tổn thương và viêm nhiễm, đồng thời khiến sản phụ bị rối loạn đông máu có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguy cơ vô sinh

Nhiều bạn không chịu tìm hiểu xem uống thuốc phá thai có nguy hiểm không mà tự ý đi mua thuốc về sử dụng có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh rất cao. Bạn nên biết rằng trước khi sử dụng thuốc phá thai thì cần phải đến bệnh viện hoặc cơ sở uy tín để được thăm khám và tư vấn đầy đủ. Dùng thuốc phá thai không được sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng dẫn đến chảy máu tử cung hay thậm chí là phải cắt bỏ cả buồng tử cung, mất đi khả năng mang thai sau này.

Ảnh hưởng đến tâm sinh lý thai phụ

Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không? Bên cạnh các vấn đề sức khỏe thì nhiều sản phụ sau khi uống thuốc phá thai sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm, tâm lý bất ổn vì cảm thấy tội lỗi sau khi bỏ thai. Đó là chưa kể nếu phải đối mặt với nguy cơ vô sinh vì phá thai không an toàn, người phụ nữ sẽ chịu sự đả kích tâm lý nặng nề khi vĩnh viễn mất đi quyền làm mẹ. Vì vậy, bạn cần phải cẩn trọng để tránh phải hối hận về sau.

Lưu ý khi phá thai bằng thuốc

Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc phá thai về uống mà cần thực hiện đúng quy trình thăm khám để biết rõ tình trạng thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân liệu có phù hợp để uống thuốc phá thai. Đặc biệt, bạn nên chọn những bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh uy tín, không nên khám ở những phòng khám chui có cơ sở vật chất không đảm bảo…

Trong quá trình uống thuốc phá thai, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt, chảy máu nhiều, đau bụng kéo dài… thì nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để xử lý kịp thời.

Sau khi phá thai bằng thuốc thì bạn nên hạn chế vận động mạnh; không quan hệ tình dục trong và sau khi phá thai 2 tuần; tránh thụt rửa sâu trong âm đạo và nhớ bổ sung nhiều dinh dưỡng để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “uống thuốc phá thai có nguy hiểm không?”. Khi đã hiểu rõ về phương pháp phá thai bằng thuốc, hy vọng bạn sẽ có lựa chọn và hành động đúng đắn để bảo vệ an toàn cho sức khỏe bản thân.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....