Những thực phẩm ăn uống đều đặn giúp cơ thể không thiếu máu

Thứ Bảy, 18/07/2020 09:23 PM (GMT+7)

Có một số thực phẩm gần gũi, dễ kiếm nhưng nếu sử dụng đều đặn sẽ giúp bổ sung một lượng máu dồi dào cho cơ thể, không lo thiếu.

Thiếu máu có thể gây đau đầu, chóng mặt, cùng nhiều bệnh lý khác. Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng bổ sung lượng máu khuyết thiếu một cách an toàn, hiệu quả.

Nấm hương

Nấm hương được đông y gọi là "tứ đại sơn trân" (4 món quý nhất trên mặt đất) hay còn gọi là ‘nữ hoàng thực vật". Ăn một lượng nấm hương vừa đủ có thể hỗ trợ tốt cho việc tạo máu, bổ sung lượng máu thiếu, có tác dụng điều hòa khí huyết đối với người thường xuyên bị mất máu.

Ngoài ra, trong cuốn sách Đông dược "Bản thảo cương mục" nổi tiếng của Trung Quốc còn ghi lại, nấm hương có tác dụng tốt cho đường ruột và dạ dày, tiêu đờm, điều hòa khí huyết.

Nho tím khô

nhokho

Nho là một loại trái cây bổ máu rất tốt. Sau khi được sấy khô, cứ 100g nho chứa tới 9,1 mg sắt. Trong quá trình phơi sấy, vỏ quả nho trải qua nhiệt độ phù hợp sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí là cao hơn thịt, gồm sắt, kẽm, mangan, protein, chất chống oxy hóa.

Táo tàu

Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, các axit amin khác nhau. Nghiên cứu Đông y cho thấy, táo tàu có tính ấm, khi ăn vào cơ thể có thể cải thiện quá trình tuần hoàn máu nhanh chóng.

Táo tàu chứa một số thành phần có thể làm tăng hàm lượng các tế bào hồng cầu trong máu, tủy xương từ đó tăng cường sắc tố hồng hào cho làn da. Có một cách hiệu quả là ăn táo tàu kết hợp với nhãn sẽ làm cho làn da trở nên mịn màng, bổ huyết dưỡng khí, làm đẹp da.

Mía

Mía được xem là một món ăn được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi vị ngọt tự nhiên mà còn là một loại thực phẩm bổ sung các chất khác như sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan…

Trong đó hàm lượng sắt được đánh giá là cao nhất, lên đến 9 mg/1kg mía. Đây được xem là mức cao nhất trong các loại thực phẩm thân củ quả, vì thế mía được xem là món ăn có tác dụng bổ máu tốt trong nhóm thực vật

Tuy nhiên, đánh giá theo góc độ Đông y, mía có tính hàn lạnh, những người yếu bụng, bệnh dạ dày hay lá lách thì không nên ăn quá nhiều cùng lúc.

Hải sản

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt, có ích trong việc điều trị thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....