Phun khử khuẩn phòng dịch nCov có cần thiết?

Thứ Bảy, 15/02/2020 11:06 AM (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của dịch nCov, nhiều khu vực trường học, đường phố tiến hành phun khử khuẩn phòng dịch, điều này nên hay không?

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 7h ngày 15/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19 (nCoV) trên thế giới có 66.887 trường hợp mắc, trong đó tại Trung Quốc đại lục 66.279 trường hợp. Tổng số trường hợp tử vong 1.523 và chỉ có 3 ca ngoài Trung Quốc đó là ở Nhật Bản, Philippiness, Hong Kong.

Ngoài Trung Quốc đã ghi nhận các trường hợp bệnh tại 28 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội của nhiều quốc gia. 

Thông tin trên Infonet, theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh – khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1, việc phun khử khuẩn phòng dịch ở các khu vực ngoại cảnh, trường học, đường phố là không cần thiết gây lãng phí và hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy có giá trị phòng ngừa, nhưng tác hại thì có thể hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường.

Bác sĩ Khanh cho rằng không cần phải phun hóa chất khử khuẩn thậm chí tới lần thứ 2, thứ 3 vì ở lớp học học sinh nghỉ thì không có nguồn lây bệnh và không có tác dụng. Hơn nữa, các hóa chất này không có tác dụng khử khuẩn lâu dài.

khutrung

Bác sĩ Khanh cũng cho rằng, không nên lệ thuộc vào phun hóa chất quá nhiều mà quên đi việc làu chùi. Lau chùi mới sạch và chỉ phun ở những khu vực góc, cạnh không thể lau được. Ngoài ra, cần chuẩn bị kỹ dụng cụ vệ sinh phòng dịch như đeo khẩu trang, vệ sinh tay. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

Bác sĩ Khanh cho biết ngay cả trong bệnh viện, các quy định cũng chỉ dừng lại ở phun khử trùng phòng bệnh có nguồn lây và không phun ở các khu vực ngoại cảnh, khu phòng khám hay khu phòng làm việc, điều này không cần thiết.

Để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện tổng thể các biện pháp, trong đó biện pháp cách ly y tế trong vòng 14 ngày là đặc biệt quan trọng đối với những người có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh, trường hợp nghi ngờ, các trường hợp về từ vùng có dịch.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....