Rụng tóc tuổi dậy thì do đâu?

Thứ Sáu, 05/08/2022 08:17 PM (GMT+7)

Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 – 17 tuổi. Tuy nhiên, rụng tóc trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe bất thường.

Hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì có thể bắt nguồn từ thói quen chăm sóc tóc không đúng cách, ăn uống không đầy đủ nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn trong người. Cụ thể như:

Nội tiết tố thay đổi

Cơ thể của nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì có rất nhiều thay đổi từ ngoại hình đến nội tiết tố. Chính sự thay đổi sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của tóc.

Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở cả nam và nữ giới chính là hormone Dihydrotestosterone (DHT). Khi nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ làm tăng đột ngột loại hormone này. DHT sẽ gây thu nhỏ các nang tóc gây ra tình trạng tóc rụng nhiều hơn.

Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp

Sử dụng dầu gội đầu, xịt dưỡng tóc hay các sản phẩm chăm sóc tóc khác kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc có thành phần không phù hợp cũng có thể khiến tuổi dậy thì bị rụng tóc. Khi tiếp xúc với da đầu, chúng gây kích ứng, làm suy yếu các nang tóc. Lâu dần sẽ khiến tóc bắt đầu rụng nhiều bất thường.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Trẻ ở lứa tuổi dậy thì cần nhu cầu dinh dưỡng cao. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và mái tóc, làn da nói riêng. Khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng này sẽ gây suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, cản trở các nang tóc phát triển,...

Nhiều bé gái bị rụng tóc đều do thiếu dinh dưỡng. Do đó, việc tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết. Nữ giới cần bổ sung các khoáng chất như: sắt, vitamin B, kẽm, sắt.. từ các thực phẩm như: rau xanh, trái cây, các loại cá béo, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt,...

nhung-loai-trai-cay-chua-nhieu-va-it-duong-nhat

Stress

Tuổi dậy thì thường phải đối mặt với nhiều áp lực trong học hành và trong các mối quan hệ. Căng thẳng kéo dài sẽ gây rối loạn hormone, rụng tóc là một hậu quả tất yếu.

Tác dụng của thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị nhưng vô tình làm thay đổi hormone và dẫn đến tình trạng rụng tóc. Nhất là thuốc tránh thai có lợi ích phòng ngừa thai, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và phòng chống bệnh lý buồng trứng đa nang. Tuy vậy, một tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gây rụng tóc.

Một số thuốc có tác dụng phụ tương tự như thuốc tránh thai như: thuốc chống đông, thuốc chẹn beta..

dung-thuoc-tri-trao-nguoc-acid-da-day1596747963

.

Do bệnh lý

Rụng tóc nhiều không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó như: nhiễm trùng da đầu, suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường, thậm chí là bệnh ung thư. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi thăm khám sức khỏe tổng quát và có liệu pháp điều trị phù hợp.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....