Sa trực tràng và những điều cần biết

Thứ Năm, 06/10/2022 02:27 PM (GMT+7)

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi (sa niêm mạc) và người trên 50 tuổi (sa niêm mạc và sa toàn bộ).

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sa trực tràng

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến sa trực tràng song các bác sĩ cho rằng, phần lớn là do các yếu tố bao gồm:

- Tiền sử tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.

- Mang thai.

- Chấn thương trước đó ở vùng hậu môn hoặc hông.

- Tuổi già làm suy yếu cơ và dây chằng ở vùng trực tràng.

Ngoài ra tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng thắt chặt và nới lỏng của cơ. Điều này có thể do mang thai, biến chứng sinh con qua đường âm đạo, tê liệt cơ vòng hậu môn hoặc chấn thương cột sống hoặc lưng; mắc các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như bệnh tủy sống hoặc cắt đoạn tủy sống, thoát vị đĩa đệm, đa xơ cứng…

sa-truc-trang

Dấu hiệu của bệnh sa trực tràng biểu hiện như thế nào?

- Táo bón cũng được mô tả như buốt mót (cảm giác đi tiêu không hết phân) và tắc nghẽn đại tiện.

- Tiêu chảy và thói quen tiêu thất thường.

- Cảm giác bị sà xuống.

- Đi tiểu không thể kiểm soát nhiều mức độ, có thể chỉ có tiết dịch nhầy.

- Chảy máu trực tràng.

Ban đầu, khối sa có thể nhô ra qua kênh hậu môn chỉ khi đại tiện, rặn và trở lại như cũ ngay sau đó. Những lần tiếp theo, bạn cần phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, điều này có thể tiến triển thành sa mạn tính. Sa mạn tính được định nghĩa là sa tự phát khiến cho việc đi bộ, đứng lâu, ho và hắt hơi trở nên khó khăn vì có thể khiến khối sa nhô ra ngoài. Mô của trực tràng mạn tính có thể trải qua các thay đổi bệnh lý như dày, loét và chảy máu.

Nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài thắt hậu môn thì nó có thể bị nghẹt và có nguy cơ bị thủng. Lúc này, bạn sẽ cần phải phẫu thuật nếu không thể tự xử lý.

Ai có khả năng mắc bệnh sa trực tràng?

Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, sa trực tràng thường phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh này hiếm khi đe dọa tính mạng nhưng các triệu chứng có thể gây suy nhược nếu không chữa trị. Nhiều trường hợp sa trực tràng ra ngoài có thể được điều trị thành công, thường bằng phẫu thuật. Sa trực tràng bên trong thường khó điều trị và nhiều bệnh nhân có thể không thích hợp phẫu thuật.

sa-truc-trang-1

Phòng ngừa bệnh sa trực tràng như thế nào?

Bệnh sa trực tràng chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra. Do đó, để ngăn ngừa sa trực tràng thì ngoài việc nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm bệnh, bạn nên:

- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh và trái cây.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tránh béo phì.

- Tránh để mắc táo bón.

- Tránh khuân vác nặng vì điều này có thể gây áp lực lên cơ ruột dễ dẫn đến sa trực tràng.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....