Soi cổ tử cung có đau không?

Thứ Năm, 18/08/2022 09:38 PM (GMT+7)

Nhiều chị em thường rỉ tai nhau về nỗi ám ảnh bị đau khi soi cổ tử cung. Vậy chúng ta tìm hiểu xem có nên soi cổ tử cung không nhé!

1. Soi cố tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là một thủ thuật nhỏ, được thực hiện bằng cách dùng một kính soi kiểm tra bề mặt cổ tử cung để tìm các bất thường. Trong quá trình soi, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể lấy một lượng mô nhỏ (sinh thiết) để gửi đến phòng thí nghiệm kiểm tra. Thủ thuật nhằm kiểm tra cổ tử cung, âm đạo và âm hộ để tìm dấu hiệu bệnh.

Empty

Soi cổ tử cung giúp phát hiện ra rất nhiều bệnh lý, tình trạng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. 

2. Soi cổ tử cung để làm gì?

Soi cổ tử cung là phương pháp khám để chẩn đoán các bệnh phụ khoa. Thông qua đó, bác sĩ sẽ phát hiện ra các bệnh sau:

Ung thư cổ tử cung: Đây là bệnh rất nguy hiểm và dễ gặp ở phụ nữ Việt Nam. Các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn và gây hại cho các cơ quan khác trong cơ thể. Soi cổ tử cung có thể phát hiện các dấu hiệu để phòng tránh và điều trị.

Viêm cổ tử cung: Đây là bệnh rất phổ biến, thường gặp ở phụ nữ đã quan hệ tình dục. Bệnh gây ra bởi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu để lâu ngày hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến vô sinh.

Polyp: Polyp là tình trạng có các khối u xuất hiện tại cổ tử cung. Các khối u này có kích thước, số lượng khác nhau nhưng không lây lan và gây hại như tế bào ung thư nên chúng được coi là u lành tính.

Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc sinh dục gây ra tình trạng, đau, ngứa, khó chịu ở bộ phận sinh dục. Soi cổ tử cung sẽ biết được chính xác nguyên nhân và tình trạng.

Các xuất huyết bất thường ở cổ tử cung: Thường dấu hiệu xuất huyết bên trong tử cung chỉ xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy đến nếu bị rối loạn phụ khoa. Lúc này, soi cổ tử cung sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị kịp thời.

3. Soi cổ tử cung có đau không?

Soi cổ tử cung gần như không đau, bạn sẽ chỉ cảm thấy khó chịu một chút khi bác sĩ đưa mỏ vịt vào. Bạn cũng có thể bị nhói hoặc rát một chút khi bác sĩ vệ sinh cổ tử cung bằng dung dịch.

Nếu phải sinh thiết, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu. Hầu hết mọi người mô tả cảm giác giống như kim châm hoặc đau bụng kinh.

Tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đã quan hệ đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Soi cổ tử cung có thể thực hiện khi:

– Phát hiện các bất thường khi xét nghiệm phụ khoa

– Nghi bị viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung

– Bị các bệnh lậu, sùi mào gà…

– Chảy máu do rõ nguyên nhân, chẳng hạn như sau khi quan hệ tình dục.

– Bị đau vùng bụng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục

– Có khối u hoặc dấu hiệu phát triển bất thường trên cổ tử cung hoặc âm đạo.

4. Quy trình thực hiện soi cổ tử cung

Empty

Sử dụng mỏ vịt khi soi cổ tử cung.

Soi kiểm tra cổ tử cung được tiến hành qua 5 bước sau:

- Bước 1: Thăm khám sơ bộ. Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra sơ bộ hệ sinh dục nữ, hỏi về các biểu hiện bất thường gặp phải.

- Bước 2: Đưa mỏ vịt vào âm đạo, bộc lộ rõ cổ tử cung.

- Bước 3: Bôi acid acetic, dùng máy soi phát hiện các bất thường.

- Bước 4: Bôi lugol (chứng nghiệm schiller) để đánh giá cổ tử cung.

- Bước 5: Nếu có nghi ngờ, bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết ngay khi soi.

Thời gian soi cổ tử cung khoảng 5-10 phút. 

5. Những lưu ý khi thực hiện phương pháp

Trước khi thực hiện soi kiểm tra cổ tử cung, bệnh nhân cần lưu ý:

- Không quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi đi soi.

- Không sử dụng các thuốc đặt âm đạo hay dùng tampon trong 24 giờ trước khi thực hiện.

- Không đi soi khi đang trong kỳ kinh nguyệt.

- Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê hoặc thuốc an thần để giảm cảm giác đau khi soi.

- Trong quá trình soi, bác sĩ có thể sẽ kết hợp lấy mẫu sinh thiết. Sau đó bệnh nhân sẽ có cảm giác đau và có thể chảy máu ít, nên sử dụng bông gạc thấm chứ không nên sử dụng băng vệ sinh trong trường hợp này.

- Bạn cũng được khuyên là không nên quan hệ tình dục hay thụt rửa âm đạo trong vòng 1 tuần kể từ khi soi xong.

Bạn nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi có các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý của hệ sinh dục, nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.

6. Biến chứng và nguy cơ khi thực hiện phương pháp

Có thể thấy rằng soi cổ tử cung là một phương pháp tốt nhất trong xác định các bệnh nguy hiểm về cổ tử cung và âm đạo. Đây cũng là một thủ thuật an toàn đối với sức khỏe và gần như không gây bất kỳ biến chứng nào. Vì vậy, bất cứ khi nào có các dấu hiệu bất thường về sinh dục, sinh sản, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....