Sốt virus: Tất tần tật những điều cần biết

Chủ Nhật, 12/05/2019 09:41 AM (GMT+7)

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Trẻ em có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.

sot-virut

Triệu chứng

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh, chẳng hạn như virus và vi khuẩn.

Nhiệt độ của cơ thể tăng có thể phá hủy các protein trong những mầm bệnh này để ngăn không cho chúng nhân lên. Ngoài ra, sốt là một phản ứng viêm đối với các bệnh trong cơ thể.

Định nghĩa về sốt phụ thuộc vào tuổi của một người và nơi lấy nhiệt độ.

Theo Bệnh viện Nhi đồng Seattle, sau đây là các chỉ số của sốt ở trẻ em:

• Trực tràng, tai hoặc trán: Nhiệt độ trên 38,0°C.

• Miệng: Nhiệt độ trên 37,8°C.

• Nách: Nhiệt độ trên 37,2°C.

Định nghĩa về sốt có thể khác nhau ở người lớn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ sẽ coi nhiệt độ khi đo bằng nhiệt kế miệng trên 37,8°C là sốt.

Sốt virus có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và đau nhức. Các triệu chứng phụ có thể khác nhau tùy theo virus gây bệnh.

Ví dụ, virus roseola gây sốt trong 2 ngày 3 ở trẻ em, tiếp theo là phát ban bắt đầu khoảng 12 - 24 giờ sau khi hết sốt.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh do virus, trong đó bao gồm virus cảm lạnh và cúm.

Đôi khi, bệnh do vi khuẩn sẽ theo sau bệnh do virus. Điều này có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa hai bệnh và xác định khi nào người bệnh được lợi từ việc dùng thuốc kháng sinh.

Sốt mà không có bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn rõ ràng nào khác có thể đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ.

Trong một nghiên cứu trên 75 trẻ bị sốt nhưng không có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn nào khác, kết quả, được đăng trên tạp chí Pediatrics, ước tính 76% có một hoặc nhiều virus trong cơ thể.

Các virus gặp nhiều nhất là adenovirus, herpesvirus 6, enterovirus và parechovirus. Bài báo ước tính rằng chưa đến 1% số ca bệnh có sốt không biểu hiện nguồn gốc rõ ràng ở trẻ dưới 3 tuổi là do nhiễm vi khuẩn.

Điều này có nghĩa virus là nguyên nhân gây sốt đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Cần ghi nhớ thông tin này vì uống thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả trong điều trị nhiễm virus.

Cách chăm sóc người bệnh bị sốt virus tại nhà

Thông thường, bệnh nhân sốt virus có thể khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Trong nhiều trường hợp người bệnh sốt virus có thể chăm sóc tại nhà. Khi đó, người nhà phải đảm bảo các bước sau:

- Cho người bệnh ăn uống đủ chất, cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên của bệnh nhân.

- Hạ sốt: uống thuốc hạ sốt và Oresol để bù nước theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ bị sốt, cần cấp cứu tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng.

- Trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầu và co giật tăng dần...

Lưu ý: Không nên tự ý truyền nước nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi chưa có bằng chứng khoa học về một loại thuốc nào có tác dụng tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày, kể cả truyền dịch. Theo đó, những trường hợp bị sốt, nếu tiếp nước, đỡ ngay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong trường hợp bị mất nước, tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch, bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện vì rất có thể bệnh sẽ bị trầm trọng hơn.

Những biến chứng thường gặp khi bị sốt virus

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

- Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ.

- Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến trẻ bị khó thở, thở rít.

- Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận. Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....