Sử dụng gừng trong điều trị huyết áp thấp

Thứ Tư, 19/10/2022 11:14 AM (GMT+7)

Tụt huyết áp là một tình trạng nguy hiểm không kém gì cao huyết áp. Chúng có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh ở tất cả các độ tuổi. Với một vị thuốc đến từ thiên nhiên, gừng được coi là có tác dụng vô cùng tuyệt vời cho quá trình điều trị huyết áp thấp.

Thế nào là bệnh huyết áp thấp?

Huyết áp được xem là một thông số giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ của con người. Chỉ số huyết áp ổn định sẽ phản ánh việc tim bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể một cách đều đặn và sức khoẻ ổn định. Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Như vậy, tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Trong đó, huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Những dấu hiệu điển hình của bệnh này bao gồm: Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, nặng hơn có thể gây ngất xỉu. Da của người bệnh cũng thường có sắc nhợt nhạt, dễ bị đau đầu, giảm trí nhớ, mất tập trúng, buồn nôn, mờ mắt, khó thở, nặng ngực, nhịp tim nhanh. Đặc biệt, người huyết áp thấp luôn có cảm giác khát nước.

Lợi ích của gừng đối với người huyết áp thấp

Bản thân củ gừng vốn đã có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe trong đó không thể không kể đến việc hỗ trợ điều trị tim mạch và huyết áp thấp. Chữa huyết áp thấp bằng gừng hết sức đơn giản bởi đây là nguyên liệu dễ tìm lại rất rẻ nên ai cũng có thể thực hiện được. 

Đối với người bị huyết áp thấp, gừng giúp cho lưu thông máu được cải thiện tốt hơn. Vì thế, khi có các biểu hiện như đã kể ở trên, sử dụng gừng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì chúng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt phụ nữ có thai và cho con bú nên hạn chế dùng gừng.

photo-1648630193978-16486301940741356479331-0-0-354-566-crop-16486309920191043911604

Cách sử dụng gừng trong hỗ trợ điều trị huyết áp thấp

Theo đông y, gừng có tính ấm, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu nên rất tốt cho người huyết áp thấp. Có thể tham khảo một số những cách thức sử dụng gừng để điều trị

- Kết hợp gừng với trứng gà: Sự kết hợp của hai dược liệu tự nhiên này sẽ giúp các biển hiện hạ huyết áp nhanh chóng thuyên giảm. Bạn có thể lấy một nhánh gừng tươi đem rửa sạch rồi thái mỏng thành sợi và cho thêm vào đó một bát nước nhỏ đưa lên bếp nấu đến khi chỉ còn ½ nước thì đập trứng gà vào và khuấy cho đều lên. Tiếp tục đun cho đến khi trứng gà chín thì lấy ra ăn ngay. Người bị huyết áp thấp nếu kiên trì làm như vậy 1 lần mỗi ngày, duy trì đều đặn suốt một tuần sẽ thấy hiệu quả bởi vì lưu thông máu được cải thiện rất tốt.

- Kết hợp mật ong với gừng: Đây là cách chữa huyết áp thấp bằng gừng tươi rất dễ mà lại giúp cho các biểu hiện của bệnh huyết áp thấp nhanh chóng thuyên giảm. Đầu tiên bạn hãy làm sạch một nhánh gừng tươi rồi thái mỏng nó ra và cho vào nồi cùng với một bát nước, đun đến khi nước sền sệt thì cho thêm một thìa con mật ong vào đun đến khi hơi sệt. Lấy hỗn hợp đã đun cho vào lọ thủy tinh, cất trong tủ lạnh để dùng hàng ngày. Khi nào thấy xuất hiện các biểu hiện tụt huyết áp, bạn hãy lấy hỗn hợp đó ra pha thêm nước sôi vào uống, huyết áp sẽ sớm ổn định trở lại. Nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể thái thêm vào cốc nước đó vài lát gừng rồi uống một cách từ từ.

- Dùng trà gừng: Trà gừng vốn có vị cay, tính ấm nên chữa huyết áp bằng gừng không chỉ làm giảm hệ lụy do bệnh gây ra mà còn cải thiện lưu thông máu và giảm thiểu các biến chứng không tốt cho sức khỏe. Nếu bị tụt huyết áp bạn có thể uống một cốc trà gừng để cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù công dụng của trà gừng với bệnh huyết áp thấp là không thể phủ nhận nhưng bạn cũng không nên lạm dụng cách làm này vì như thế vô tình sẽ làm phản tác dụng, dễ khiến bạn gặp các biểu hiện khó chịu như: tiêu hóa khó, ợ nóng, ợ hơi,... Riêng trường hợp phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai thì không nên chữa huyết áp thấp bằng trà gừng vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng

Khi chữa huyết áp bằng gừng, muốn hiệu quả cao và không gặp tác dụng phụ, bạn nên nhớ:

- Tuyệt đối không lạm dụng gừng quá nhiều vì nó dễ gây chảy máu trong, ợ nóng, làm nóng người, giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị bệnh.

- Nếu đang bị các bệnh chảy máu thì không nên dùng gừng chữa tụt huyết áp mà thay vào đó nên chọn các giải pháp khác an toàn hơn.

- Người đang sử dụng thuốc coumarin hay aspirin không được chữa huyết áp thấp bằng gừng.

Chữa huyết áp thấp bằng gừng mặc dù rất đơn giản và không tốn kém nhưng nó không được xem là biện pháp lâu dài. Người mắc bệnh lý này cần phải gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của bệnh và có cách xử lí phù hợp nhất.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...