Sức khỏe tim mạch thay đổi thế nào khi con người già đi?

Thứ Ba, 14/02/2023 08:49 AM (GMT+7)

Người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị đau tim, đột quỵ và các bệnh liên quan tới bệnh tim mạch hơn so với người trẻ. Bệnh tim cũng là một nguyên nhân chính ảnh hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người cao tuổi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch ở người cao tuổi?

Theo Viện Quốc gia về Lão hóa National Institute on Aging, quá trình lão hóa có thể gây ra những thay đổi về sức khỏe tim mạch và mạch máu của con người. Người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị đau tim, đột quỵ và các bệnh liên quan tới bệnh tim mạch hơn so với người trẻ. Bệnh tim cũng là một nguyên nhân chính ảnh hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người cao tuổi.

Ở người cao tuổi không có bệnh lý nền kèm theo thì khối lượng của cơ tim thường giảm dần theo tuổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực gây ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái thường rõ hơn tim phải. Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do xoang tim giảm tính linh hoạt. Khi tuổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm chức năng tim tiềm tàng dẫn đến giảm dẫn truyền trong tim; lượng máu để cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não sẽ bị giảm dần.

benh-tim-mach-o-nguoi-cao-tuoi-2

Quá trình lão hóa có thể gây ra những thay đổi về sức khỏe tim mạch và mạch máu của con người.

Bên cạnh đó, khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.

Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp - một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.

Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn cả về sức co bóp lẫn tần số tim, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên, trong khi các mạch máu (có cả động mạch vành tim) bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.

2. Bệnh tim ở người cao tuổi

Một số bệnh tim thường gặp ở người cao tuổi: 

  • Tăng huyết áp 

Huyết áp thường sẽ tăng theo độ tuổi, nhất là khi đã bước sang giai đoạn trung niên. Theo một nghiên cứu của viện Tim, phổi và máu quốc gia, có tới 50% số người có huyết áp bình thường nhưng sau tuổi trung niên thì lại có huyết áp cao. Tăng huyết áp ở người già rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, do đó cần hết sức cẩn thận.

Phần lớn người bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được bệnh, thực tế đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp, các triệu chứng khác có thể gặp là choáng, mệt, khó thở, hồi hộp, mờ mắt... không đặc hiệu, một số triệu chứng tăng huyết áp có thể phụ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của tăng huyết áp. Ngoài ra, huyết áp phải được đo đúng phương pháp để xác định tình trạng tăng huyết áp với các chỉ số cụ thể.

tang-huyet-ap-1024x683

Tăng huyết áp ở người già rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề.

  • Suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên căn bệnh này có nguy cơ xuất hiện ở người cao tuổi cao hơn so với các lứa tuổi khác.

Suy tim sung huyết ở người cao tuổi rất nguy hiểm bởi nó liên quan đến tình trạng tim không bơm máu được đến toàn bộ các cơ quan trọng cơ thể. Những khu vực xa tim thường không được nhận đủ oxy và dinh dưỡng, tăng nguy cơ phát sinh đột quỵ hoặc hoại tử tứ chi.

  • Đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực biểu hiện bằng tình trạng đau thắt từng cơn ở vùng quanh tim do thiếu máu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa nhu cầu oxy cần thiết với sự cung cấp, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Đau thắt ngực là một trong những bệnh tim ở người cao tuổi thường gặp nhất.

Khởi phát cơn đau thắt ngực chủ yếu là do gắng sức, khi thời tiết trở lạnh hoặc sau khi ăn no. Vị trí của cơn đau thường xuất hiện ở giữa ngực phía sau xương ức, đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây ngạt thở. Cơn đau có thể lan rộng đến vai, cổ, xương hàm hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hay cả hai bên.

  • Nhồi máu cơ tim

Phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim có nguyên nhân do cục máu đông hiện diện trong lòng mạch máu nuôi tim gọi là động mạch vành và làm tắc mạch máu. 

Dấu hiệu thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là đau ngực, bệnh nhân có thể có cảm giác đau nhói ngực vùng trước tim, sau đó lan ra vai, tay và lên tới cổ, răng, hàm hoặc lan ra sau lưng; đôi khi chỉ có cảm giác ngực nặng như bị bóp chặt quanh ngực; cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng. Cảm giác đau có thể giống cảm giác ăn không tiêu, đau vùng thượng vị nên dễ nhầm lẫn với trường hợp đau dạ dày và thường bị bỏ sót. Các dấu hiệu khác của bệnh tim ở người cao tuổi này cũng được ghi nhận như: Lo lắng, ho, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, thở dốc, hồi hộp, đổ mồ hôi.

Phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi như thế nào?

- Cần hạn chế và tránh bị căng thẳng, stress. Khi bị stress, sẽ khiến nhịp tim tăng và làm tăng huyết áp.

- Tăng cường vận động cơ thể để giúp tăng tiêu hao năng lượng, hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai. 

luu-y-khi-bi-tim-mach-3

Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai. 

- Hãy bỏ thuốc nếu bạn hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và hay các bệnh ung thư theo thời gian.

- Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao. Khi tình trạng cholesterol trong máu cao sẽ đóng mảng ở thành mạch máu, gây ra xơ vữa động mạch, dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch. Giữ kiểm soát huyết áp, cholesterol và bệnh tiểu đường theo lời khuyên các bác sĩ.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...