Tại sao khí hư ra nhiều khi mang thai?

Thứ Tư, 22/07/2020 03:10 PM (GMT+7)

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi, các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến ra nhiều khí hư khi mang thai là:

khi-hu

Nội tiết tố thay đổi, các hormone thay đổi, khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi, điều này khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường là điều hoàn toàn bình thường và các mẹ bầu không cần quá lo lắng

Thời gian mang bầu, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung, các bộ phận khu vực vùng kín cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi, khiến khí hư tiết nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.

Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone thay đổi, dẫn đến nhu cầu sinh lý vì thế mà tăng lên, khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý trở nên dễ dàng hơn.

Về cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn, gây ra hiện tượng khí hư ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

Khi nào khí hư ra nhiều ở phụ nữ có thai cần đi khám phụ khoa?

Việc khí hư ra nhiều ở thời kỳ mang thai là điều hết sức bình thường vì những lý do được đề cập ở trên. Tuy nhiên có nhiều trường hợp khí hư có sự bất thường về màu sắc, mùi thì các mẹ bầu không thể chủ quan vì các bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra trong thai kỳ. Khi khí hư có các biểu hiện đặc biệt sau đây, mẹ bầu cần đi khám phụ khoa ngay:

Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, kèm theo các cảm giác đau rát, sưng đỏ vùng kín là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo, cần được đi khám sớm nhất có thể

Khí hư có mùi chua, sủi bọt, chuyển màu lạ như màu vàng, màu xanh, xám thì rất có thể chị em đang bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Kể cả khi chỉ có dấu hiệu về màu mùi khác mà không kèm cảm giác đau, sưng vùng kín thì việc đi khám phụ khoa cũng rất cần thiết

Khí hư ra kèm máu rải rác hoặc thường xuyên là tình trạng báo hiệu mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư ra kèm vệt máu hồng hoặc đỏ sẫm là báo hiệu của sự chuẩn bị chuyển dạ sinh.

Bà bầu nên làm gì khi ra nhiều khí hư?

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cần biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân khi khí hư ra nhiều, để tránh được các bệnh viêm nhiễm tại vùng kín bằng cách:

Khí hư ra nhiều khiến môi trường âm đạo ẩm ướt là điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, bởi vậy bà bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách thường xuyên, nên thay quần lót ngày 2 lần, sử dụng quần thoáng và thoải mái

Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, khiến thay đổi môi trường âm đạo, cũng là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm

Không nên mặc quần quá chật, bức bối, khó chịu tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thêm một số món ăn có tác dụng điều hòa khí hư hư canh thịt lợn nấu với hoa mào gà, gà đen hầm hoàng kỳ...

Hạn chế hoặc không quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai

Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh phụ khoa nếu có một cách sớm nhất

Khí hư ra nhiều khi mang thai là hiện tượng bình thường, bà bầu không cần quá lo lắng. Nhưng khi phát hiện khí hư bất thường ở thời gian thai kỳ, bà bầu cần nhanh chóng đến các cơ ở y tế chuyên khoa sản phụ khoa để được các bác sĩ thăm khám, phát hiện và có định hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....